Khi bé bị viêm phổi cần phát hiện và điều trị kịp thời
Viêm phổi thêm nguy hiểm vì bia rượu
Ngừa viêm phổi nhờ... khám răng miệng
Cúm không chữa triệt để dễ dẫn tới căn bệnh chết người này
5 cách giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, phát hiện sớm những dấu hiệu của căn bệnh này sẽ giúp trẻ được điều trị sớm, đúng cách và có thể sẽ tránh được những di chứng của bệnh sau này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cho bé:
Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, hemophilus influense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh...), virus (cúm, thủy đậu, sởi, SARS), nấm... Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Với một số trường hợp, trẻ em có thể phát bệnh muộn, vài ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, thậm chí 2 - 3 tuần.
Nhiễm lạnh là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi cũng có thể xuất hiện ở trẻ quá nóng hay quá lạnh. Nhiều phụ huynh khá chủ quan, không mặc đủ ấm cho con khiến con dễ nhiễm lạnh, đặc biệt là ngày có gió và nhiệt độ hạ thấp. Những bé có sức đề kháng yếu, chỉ hơi lạnh, gặp một chút gió lạnh là bị viêm phổi ngay. Hoặc nhiều bé được ủ ấm quá kỹ khiến mồ hôi chảy trong người mà không được lau khiến trẻ bị nhiễm lạnh và gây viêm phổi.
Có một số trường hợp, môi trường sống (ẩm thấp, mốc...) là nguyên nhân gây viêm phối tái phát liên tục ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi
Có một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi.
- Nhịp thở nhanh: Đây được coi là dấu hiệu sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi.
+ Nhịp thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
+ Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 đến 11 tháng.
+ Từ 40 lần/phút trở lên là thở nhanh ở trẻ từ 12 đến 5 tuổi.
- Trẻ sốt cao và kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C hoặc kéo dài trong 2 - 3 ngày liền thì có thể là triệu chứng viêm phổi. Khi thấy trẻ bị sốt cao từ 39 - 40 độ C mà kéo dài cần được đưa ngay tới bệnh viện gần nhất.
Sốt cao là một trong những biểu hiện của viêm phổi
- Ho vừa đến nặng: Trong những ngày đầu, trẻ thường ho khan, có khi ho có đờm. Trẻ có thể bị chảy nước mũi, nước mũi trong, có màu xanh hoặc vàng tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
- Rút lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cách để cha mẹ phát hiện duy nhất là nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
- Cơ thể tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể trẻ, có thể nhận biết triệu chứng ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Trẻ có hiện tượng này có nghĩa là đang viêm phổi nặng, nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời rất dễ để lại biến chứng, thậm chí là tử vong.
- Triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn.
Cách phòng ngừa viêm phổi
+ Để phòng tránh bệnh viêm phổi cho bé, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ được 18 - 24 tháng. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày.
+ Vệ sinh phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, ấm áp về mùa Đông. Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
Nếu trẻ có các biểu hiện của viêm phổi, cần đưa trẻ đên cơ sở y tế sớm nhất
+ Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: Ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân... Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, tránh lây lan cho người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ.
+ Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vaccine phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình, cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
+ Đối với người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác.
+ Không nên ủ ấm quá kỹ cho bé vào mùa Đông. Việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.
Bình luận của bạn