- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Phụ nữ mãn kinh muốn luôn trẻ đẹp cần bổ sung thêm nội tiết tố
"Phụ nữ mãn kinh khổ hơn đàn ông mãn dục trăm lần!"
Giải đáp từ A đến Z những thắc mắc về mãn kinh
Vì sao phụ nữ mãn kinh vừa xấu vừa khó tính?
Mãn kinh thì “yêu” thả ga chẳng sợ có bầu?
Giai đoạn tiền mãn kinh
Thời điểm bắt đầu
Thời điểm bắt đầu là thời gian kéo dài của tiền mãn kinh không có tiêu chí rõ ràng. Có nhiều trường hợp tiền mãn kinh xảy ra sớm, ở tuổi 35. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình là 40 tuổi.
Tiền mãn kinh xảy ra sớm hay muộn do một số yếu tố chi phối, điển hình như: Di truyền (nếu bà và mẹ của bạn mãn kinh sớm, thì có khả năng, bạn cũng bị mãn kinh sớm), môi trường ô nhiễm, thói quen xấu (hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê…), bệnh lý (phẫu thuật cắt bỏ tử cung, vòi trứng, hóa trị, xạ trị…).
Triệu chứng của tiền mãn kinh:
Các triệu chứng điển hình của tiền mãn kinh là: Xuất hiện những cơn bốc hỏa, nóng bừng mặt. Khí nóng bắt đầu từ ngực, lan lên mặt khiến mặt đỏ bừng. Nhiệt độ da tăng lên khoảng 2 – 3 độ. Sau đó, mồ hôi toát ra, người phụ nữ sẽ cảm thấy ớn lạnh toàn thân.
Những cơn bốc hỏa thường xuất hiện vào ban đêm, ngay cả khi nằm trong phòng mát mẻ, có điều hòa. Bốc hỏa khiến chị em trằn trọc, dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi.
Thêm vào đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em giai đoạn này cũng không còn đều như trước. Kinh nguyệt kéo dài hơn, một tháng rưỡi hoặc 2 tháng mới “có” một lần. Lượng máu kinh cũng phập phù, khi nhiều khi ít.
Giai đoạn mãn kinh
Sau 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, người phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.
Phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi nào? Theo Bác sỹ Giang Tuấn Tú, độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 47,5 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn, phụ thuộc nhiều vào yếu tố dinh dưỡng, lối sống.
Triệu chứng của mãn kinh:
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng thoái hóa không hồi phục, việc sản xuất hormone estrogen và progesterone không còn như trước, cán cân nội tiết mất cân bằng, tác động đến hệ thần kinh thực vật. Chính vì thế, tâm lý chị em trong thời gian này dễ bị thay đổi, hay lo lắng, dễ cáu gắt, thường xuyên căng thẳng, stress, lơ đãng trong công việc cũng như các vấn đề khác của cuộc sống.
Thêm vào đó, do sự suy giảm hormone, da dẻ của người phụ nữ cũng bị khô sần, xuất hiện nhiều vết thâm nám, tàn nhang, tóc khô xơ, gãy rụng, vòng 1 lép không nở nang.
Giai đoạn sau mãn kinh
Dấu hiệu điển hình của giai đoạn này là: Âm đạo khô teo, không còn tiết chất nhờn dẫn đến đau rát khi quan hệ vợ chồng. Niêm mạc âm đạo khô teo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, khiến chị em cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện, hoặc có thể són tiểu trong khi nói, cười. Đặc biệt, thời điểm này, người phụ nữ cũng dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về tim mạch.
Cách dự phòng mãn kinh
Mãn kinh là cửa ải khó và khổ mà người phụ nữ nào cũng phải vượt qua trong đời, do quy luật của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy vậy, có người lại vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng, có người lại vô cùng khổ sở…
Để dự phòng mãn kinh, không còn cách nào khác là tìm cách bổ sung những hormone mà cơ thể đang thiếu hụt. Chị em có thể bổ sung hormone dạng thuốc, nhưng cần đặc biệt cẩn trọng và cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ bởi hormone thay thế HRT làm tăng nguy cơ ung thư.
Cách an toàn và đơn giản hơn là bổ sung hormone nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên và các hoạt chất sinh học. Dự phòng mãn kinh càng sớm bao nhiêu, sắc đẹp và tuổi trẻ càng ở lại lâu với bạn bấy nhiêu!
An An H+
Bình luận của bạn