Mút tay dường như là bản năng của trẻ
Tật mút tay ở trẻ... chớ coi thường!
Vật cưng lây nhiễm khuẩn cho người (P.1)
Vật cưng lây nhiễm khuẩn cho người (P.2)
“Hãng kem tử thần” thu hồi toàn bộ sản phẩm do nhiễm khuẩn Listeria
Từ thói quen sinh lý mút tay
Trẻ có thói quen mút tay từ rất sớm, có trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ. Đây chính là bản năng bú mút tự nhiên của con người. Trẻ có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc những phần khác của cơ thể, nhưng đặc biệt yêu thích ngón tay cái.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh mút tay chính là dấu hiệu về sự phát triển trí não. Đầu tiên, bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón, 2 ngón và cuối cùng là 1 ngón. Đó là khi não bộ của bé phát triển đến mức độ cao hơn. Lúc này, cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé đã có thể phối hợp theo ý muốn.
Mút tay - nỗi lo bệnh lý
Tuy nhiên nếu con bạn vẫn không từ bỏ thói quen này khi bé đã lớn hơn 2 tuổi thì thật đáng ngại bởi nó chính là nguyên nhân “rước” nhiều nguy cơ gây bệnh cho bé:
1. Đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt dễ bị các bệnh truyền nhiễm.
2. Khi tự thọc tay quá sâu vào miệng bé dễ bị nôn/trớ, nhất là sau khi ăn.
3. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt và gây biến dạng hàm (như hô, móm).
4. Bé mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay.
5. Bé nghiện “món” này thường ít quan tâm đến những hoạt động vui chơi khác. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tính cách và trí tuệ của bé.
Giúp trẻ từ bỏ mút tay
Đừng tìm mọi cách để trừng phạt bé. Vì đây là bản năng sinh lý chứ không phải bé không nghe lời bạn. Bởi thế, các biện pháp mạnh tay như: Buộc chặt khuỷu tay bé; Thoa dầu cay, thuốc đắng hay sơn móng tay bé thường mút… chỉ mang lại tác động ngược mà thôi. Thay vào đó, hãy thử áp dụng 7 gợi ý sau:
1. Với bé đang ở tuổi bú sữa, tốt nhất là hãy tích cực cho bú mẹ. Điều này giúp bé thỏa mãn bản năng bú và nhu cầu được yêu thương. Nếu buộc phải cho bé bú bình, nên chọn núm vú nhỏ, có độ đàn hồi tốt để bé được bú lâu hơn.
2. Đừng vội mắng, đánh vào tay bé. Nhẹ nhàng, từ từ kéo tay ra khỏi miệng bé, vuốt nhẹ nhàng để bé quên đi cảm giác trống trải ở khoang miệng.
3. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ mút tay là ít được sự nâng niu, vỗ về. Hãy trò chuyện, chơi đùa với con nhiều hơn để bé quên đi trò chơi một mình này.
4. Cắt móng tay và vệ sinh tay thường xuyên cho bé để tránh nhiễm khuẩn.
5. Có thể đeo găng tay, băng dính vào ngón tay, băng vải cho trẻ để nhắc trẻ nhớ không mút tay. Cũng có thể cho bé cầm xúc xắc đủ to để bé không cho vào miệng được.
6. Với bé lớn hơn (>3 tuổi), có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn, giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng làm răng bị đau.
7. Nếu trẻ lên 6 tuổi vẫn thích mút tay, ba mẹ nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý. Bởi, theo một nghiên cứu của Mỹ thì rất có thể trẻ đang cảm thấy cô độc, lạc lõng và bé cần được trị liệu kịp thời.
Bình luận của bạn