Ngủ muộn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh mất trí nhớ

Sự thay đổi về giấc ngủ cảnh báo bệnh mất trí nhớ?

Trẻ không bảo vệ tim mạch, về già dễ mất trí nhớ

Đừng tưởng caffeine giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ do rượu bia

5 cách đơn giản phòng tránh mất trí nhớ ở người già

Ăn trứng không chỉ bổ não mà còn ngăn đột quỵ và ung thư vú

Theo tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Sudha Seshadri, Đại học Boston (Hoa Kỳ, sự thay đổi trong mô hình giấc ngủ có thể là một triệu chứng chứ không phải nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ.  

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi 2.457 người trên 60 tuổi, trung bình ở độ tuổi 72 trong vòng 10 năm. Họ viết trên tạp chí Neurology rằng, những người bắt đầu ngủ muộn và ngủ nhiều hơn 9 giờ/ngày có khối lượng não nhỏ hơn, mất nhiều thời gian để xử lý thông tin và có dấu hiệu mất trí nhớ, theo Telegraph.

Seshadri chỉ ra rằng giấc ngủ là một “cơ chế đền bù” do cơ thể cố gắng loại bỏ một protein độc hại được gọi là amyloid beta. Sự tích tụ các protein này trong não gây ra mảng bám của bệnh Alzheimer.

Khoảng 7% số người trên 65 tuổi phát triển các chứng bệnh mất trí nhớ, theo Telegraph. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để, song phát hiện sớm và sử dụng các loại thuốc có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già