Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người già phòng chống bệnh tật
Người già ăn chocolate đỡ bị mất trí nhớ
Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay
Người già nên ăn chay thế nào mới tốt?
Bệnh viêm phổi: Trẻ không tha, già không thương
Mắc bệnh vì thói quen ăn uống khó bỏ
Người già ăn uống chẳng được là bao nhưng việc chăm sóc bữa ăn cho bố mẹ già không phải là dễ làm đối với con cháu. Bởi với người già, khi thói quen ăn uống khó bỏ thì việc bát canh "nhạt mắm nhạt muối", bữa cơm có nhiều món lại là chuyện không dễ chịu gì.
Chị Trần Ngọc Lan (Dịch Vọng, Cầu Giấy) không khỏi buồn lòng mỗi khi về nhà bắt gặp bữa cơm của bố mẹ chị. "Hai ông bà cả ngày có 1 khúc cá nhỏ, trưa rán ăn không hết lại để đến chiều rim mắm hoặc vừa thì chỉ một ít thịt thăn luộc, có bữa lại chỉ có tôm rim với một ít rau luộc. Nói thế nào hai ông bà cũng không chịu thay đổi vì nghĩ người già không cần ăn nhiều, ăn chừng đó là đủ rồi". Chị Lan vô cùng lo lắng, không hiểu việc ăn uống kham khổ như bố mẹ chị nếu kéo dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Người cao tuổi nên tránh xa đồ ăn mặn
Cũng tương tự hoàn cảnh như chị Lan là gia đình anh Lê Văn Toàn (Thanh Xuân - Hà Nội), bữa cơm nào ăn cùng gia đình mẹ anh cũng phải để bên cạnh một bát nước mắm bởi bà cảm thấy đồ ăn lúc nào cũng nhạt. Mặc dù anh đã khuyên nhiều lần rằng ăn mặn không tốt nhưng mẹ anh vần không thay đổi được thói quen của mình. Nếu ăn nhạt thì bà không ăn được.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: "Thức ăn hàng ngày đối với người cao tuổi chỉ cần đủ để cung cấp năng lượng, giúp duy trì sự sống. Tuy nhiên việc kiêng khem quá mức khiến người già bị suy Dinh dưỡng. Ngoài ra, thói quen ăn mặn cũng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người già? Thói quen ăn mặn đã có từ lâu, vì vậy mà nhiều cụ đưa ra ý kiến rằng ông bà cha mẹ mình trước vẫn ăn mặn, có ai ốm đau, bệnh tật gì đâu. Thói quen ấy có thể là do thời xưa khó khăn, thực phẩm khan hiếm nên phải chế biến mặn để ăn dè, hoặc để bảo quản được lâu. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh nhiều tác hại của việc ăn quá nhiều muối, chẳng hạn như làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tăng nguy cơ ung thư dạ dày và loãng xương. Ăn mặn còn làm tăng tái hấp thu calci ở ống thận, dễ gây sỏi thận".
Lưu ý khi ăn uống của người cao tuổi
Quá trình lão hóa thường đi kèm với giảm nhu cầu năng lượng do giảm hoạt động thể lực và giảm chuyển hóa nên người cao tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý.
- Người cao tuổi nên hạn chế các loại đường hấp thu nhanh có trong mía, bánh kẹo, nước ngọt hay nước tăng lực, mà nên dùng thức ăn chứa tinh bột như cơm, nui, bún, mỳ, khoai. Đối với nhóm chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa), người cao tuổi thường có khả năng tiêu hóa và hấp thu đạm kém, khả năng tổng hợp protein của cơ thể giảm, nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.
Người già nên ăn nhiều rau xanh để sống lâu
- Tốt nhất nên hạn chế thịt, nhất là thịt mỡ, thay bằng cá, đậu nành, đậu đũa, đậu cô ve và các loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu. Để bổ sung chất béo, người cao tuổi nên dùng loại acid béo không no, có nhiều trong đậu nành, dầu hạt cải, cá béo, tảo, rong biển... Ngoài ra, cũng cần chú ý bổ sung đủ nước và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là calci và kali.
- Người cao tuổi cần phải bổ sung nhiều rau, quả bởi đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón ở người cao tuổi. Người cao tuổi nên hạn chế uống bia, rượu, nước uống có ga và hút thuốc lá mà thay vào đó nên uống nước ép hoa quả.
- Người cao tuổi nên hạn chế ăn nội tạng động vật, bởi nội tạng của động vật tuy giá trị dinh dưỡng tương đối cao, nhưng hàm lượng cholesterol cũng cao. Nếu ăn nội tạng động vật thường xuyên thì hàm lượng cholesterol trong máu quá cao, sẽ lắng đọng trên thành động mạch, gây ra xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về động mạch vành tim.
- Với người già mắc bệnh mạn tính thì nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý và tránh suy dinh dưỡng.
Bình luận của bạn