Phụ nữ ngực dày có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường?
Phát hiện ung thư vú nhờ… quả chanh
Phụ nữ bị ung thư vú không nên ăn thịt nướng!
4 hành động hàng ngày dưới đây giúp giảm nguy cơ ung thư vú
Ăn cay giúp làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú?
Cụ thể, ngực có nhiều mô đặc sẽ tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ và nguy cơ tử vong cũng tương tự. Các chuyên gia cho rằng đây là chỉ dấu giúp phát hiện bệnh hiệu quả nhất, thậm chí còn trên cả tiền sử gia đình.
Mỗi phụ nữ sẽ được xếp vào 1 trong 4 kiểu ngực theo tiêu chí mật độ: gần như toàn chất béo, chủ yếu là chất béo, mô đặc vừa phải và mô dày đặc.
Sau đó họ xem xét thêm 1 số yếu tố nguy cơ khác, bao gồm cân nặng, tiền sử bệnh ung thư của gia đình và có con đầu sau tuổi 30.
Họ tính toán rằng 39% trường hợp ung thư vú trước mãn kinh có thể ngăn ngừa nếu mô đặc ít đi.
Phát hiện này cũng tương tự nhưng thấp hơn 1/4 ở nhóm tiền mãn kinh.
Tác giả nghiên cứu, TS Natalie Engmann cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy do mật độ vú đóng vai trò quan trọng nên yếu tố nguy cơ này hoàn toàn có thể kiểm soát.
“Giảm số lượng phụ nữ có kiểu ngực mô đặc sẽ ngăn ngừa được 1 số ca bệnh ung thư vú”.
Cần có phương pháp khám sàng lọc ung thư vú mới
Mô vú gồm các ống dẫn sữa và các tuyến và các mô mỡ và chúng được coi như là các mô không đặc.
Nhũ ảnh xác định liệu có hay không kiểu ngực đặc - khiến các khối u khó phát hiện.
Đó là bởi vì mỡ rất nhạy với máy chụp nhũ ảnh, còn mô đặc là dạng rắn nên máy chụp khó quét qua.
Do đó, các chuyên gia cho biết cần có giải pháp khám sàng lọc khác hiệu quả hơn với những người có nhiều mô đặc ở ngực.
Ước tính khoảng 60% người trẻ và gần 1 nửa phụ nữ lớn tuổi có mô đặc này và hiện chưa có nhiều thông tin về cách nào giảm mật độ mô đặc.
Một loại thuốc, có tên tamoxifen, có tác dụng giảm nguy cơ ung thư và làm giảm mật độ mô đặc nhưng lại gây những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tăng cân có xu hướng bổ sung các mô mỡ và giảm mô đặc nhưng béo phì lại làm tăng nguy cơ 1 số loại ung thư khác.
Bình luận của bạn