7 nguyên nhân khiến da hay bị bầm tím, chảy máu

Một số vấn đề sức khỏe có thể khiến da dễ dàng bị bầm tím, chảy máu.

8 cách tự nhiên giúp chữa lành vết bầm tím trên cơ thể

Vết bầm tím bất thường ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Da hay bị bầm tím là bệnh gì?

Nên thận trọng với những vết bầm tím trên da

Gan bị tổn thương

Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), gan bị tổn thương có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể, dẫn tới bệnh thiếu máu. Đặc biệt, tổn thương gan làm chậm hoặc ngừng việc sản xuất tiểu cầu (1 tế bào giúp làm đông máu). Lượng tiểu cầu trong máu suy giảm là nguyên nhân làm gia tăng và khó kiểm soát tình trạng chảy máu.

Đồ uống có cồn làm gan bị tổn thương

Các nhà nghiên cứu lưu ý: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác có thể gây sẹo trong gan, làm tăng sự tổn thương và nguy cơ suy gan nên cần hạn chế các loại đồ uống này.

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu (ung thư máu) là tình trạng cơ thể bị suy giảm số lượng tiểu cầu, khiến việc làm đông máu khi bị chảy máu trở nên khó khăn hơn.

Những người bị bệnh bạch cầu có thể bị chảy máu từ nướu, mũi hoặc trong phân và nước tiểu. Ngoài ra, các vết bầm tím (xuất huyết dưới da) cũng dễ dàng xảy ra khi va chạm nhẹ.

Tuổi tác

Da người già thường mỏng và dễ bị tổn thương hơn

Những người cao tuổi dễ dàng bị bầm tím hơn do những thay đổi trong cơ thể. Vết bầm tím là hiện tượng các mạch máu nhỏ gần bề mặt da bị vỡ và máu rò rỉ ra ngoài. Khi cơ thể hấp thụ lại máu, các vết bầm xanh đen trên da sẽ biến mất. Ở những người lớn tuổi, da trở nên mỏng hơn và mất đi lớp mỡ bảo vệ, khiến cho các mạch máu dễ bị tổn thương hơn, gây bầm tím da.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc giảm đau (đặc biệt là ibuprofen), có thể làm loãng máu. Điều này khiến cho cơ thể dễ dàng bị bầm tím và chảy máu hơn. Những người thường xuyên phải dùng thuốc chống đông máu để điều trị bệnh tim cũng dễ dàng bị bầm tím và chảy máu hơn so với những người khác.

Bệnh rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là tình trạng xảy ra do cơ thể bị thiếu các yếu tố làm đông máu, theo Hiệp hội Huyết học Mỹ. Bệnh này có thể được gây ra do di truyền hoặc do rối loạn hệ miễn dịch (các kháng thể tự tấn công các yếu tố làm đông máu trong máu). Những người mắc bệnh rối loạn đông máu có thể dễ dàng bị bầm tím, chảy máu, khó cầm máu do các va chạm nhẹ. Căn bệnh này nguy hiểm ở chỗ: Tình trạng chảy máu trong cơ thể về lâu dài có thể làm tổn hại xương khớp, các cơ quan và các mô trong cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn đông máu là da dễ bị bầm tím, chảy máu nhiều từ các vết cắt nhỏ, chảy máu ở nướu răng, chảy máu cam, chảy nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C, đặc biệt là khi bổ sung ít hơn 10 mg/ngày trong vòng 1 tháng có thể gây ra tình trạng bầm tím, chảy máu thường xuyên. Những người bị thiếu vitamin C cũng có các dấu hiệu như hay bị mệt mỏi, nướu bị sưng và chảy máu, răng lung lay, đau khớp và trầm cảm.

Đau khớp cũng là một dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C

Tình trạng chảy máu thường xuyên cũng có thể làm cơ thể thiếu sắt, gây chảy máu quanh các nang lông trên cơ thể, khiến lông, tóc mọc lên theo hình xoắn ốc.

Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing xuất hiện khi cơ thể thừa hormone cortisol. Hormone cortisol được sản sinh trong các tuyến thượng thận, giúp điều chỉnh huyết áp và hệ thống tim mạch, chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng và giúp cơ thể đối phó với tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, hormone này cũng làm da mỏng và dễ bị bầm tím, chảy máu hơn, đồng thời gây ra một số triệu chứng như gây ra bướu mỡ giữa vai và các vết rạn da màu hồng hoặc tím.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp