Hiện nay, cha mẹ nên chú ý một số bệnh có thể gây nổi mụn nước như thủy đậu, tay chân miệng…
Lưỡi mọc mụn nước điều trị như thế nào?
Có nên bôi gel Subạc vào mụn nước ở trẻ nhỏ?
Nổi mụn nước nhỏ, đau rát bên sườn có phải giời leo?
Nổi mụn nước quanh miệng có phải mắc tay chân miệng không?
Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, do virus gây ra. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn kém.
Bệnh tay chân miệng có các triệu chứng đặc trưng là sốt và nổi bóng nước (thường tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và ở bên trong miệng). Các vết loét miệng ở bên trong má và lưỡi có thể khiến bé chán ăn, gặp nhiều đau đớn.
Con đường lây truyền bệnh là qua tiếp xúc với các dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện; Do tiếp xúc với dịch của bọng nước… Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, đặc biệt với trẻ trong độ đuổi đi học. Theo đó, nếu trong lớp học có trẻ bị tay chân miệng, các trẻ khác tiếp xúc, chơi đùa với trẻ mang bệnh cũng sẽ có nguy cơ cao lây bệnh.
Dù ít khi xảy ra nhưng bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim… Do đó, nếu thấy con có các triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sỹ đưa ra hướng điều trị thích hợp, tránh để lâu có thể khiến các vết thương nhiễm trùng.
Dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, số ca mắc ngày càng tăng tại nhiều nơi
Bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra, thường bùng phát mạnh vào những thời điểm thời tiết ẩm. Đặc trưng nổi bật của bệnh thủy đậu là trẻ có thể xuất hiện nhiều mụn nước trên da. Ban đầu, mụn nước, bóng nước chỉ xuất hiện ở vùng đầu, chân, tay, nhưng sau 12 - 24 giờ có thể lan ra khắp cơ thể.
Mụn nước do thủy đậu thường có thành rất mỏng, do đó dễ vỡ ra khi bé gãi. Sau khi vỡ ra, các nốt mụn nước có thể để lại các vết loét hở, dễ dẫn tới viêm nhiễm nếu bị vi khuẩn tấn công.
Thủy đậu rất dễ lây lan qua đường hô hấp khi ho hoặc hắt hơi, hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch lỏng từ các nốt mụn nước của trẻ mang bệnh. Do đó, trẻ mắc bệnh thủy đậu nên được cho nghỉ tại nhà tới khi hết phát ban, khô hết các nốt mụn nước.
Thủy đậu thường sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tuần, khi các nốt mụn nước đóng vảy hết. Tuy nhiên, một số nốt mụn nước sâu, to có thể để lại sẹo trên da. Cha mẹ nên trao đổi với bác sỹ nếu cần cho con bôi thuốc, uống thuốc kháng virus để điều trị thủy đậu hiệu quả hơn.
Bệnh Herpes
Bệnh do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra, với các biểu hiện thường gặp là nổi mụn nước ở mắt, miệng, tay hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu lây nhiễm và gây tổn thương vùng mắt, xâm nhập vào hệ trung ương thần kinh và gây tổn thương não bộ.
Trẻ có thể bị nhiễm Herpes từ mẹ qua quá trình sinh nở và chuyển dạ, hoặc lây nhiễm virus qua tiếp xúc với người mang mầm bệnh (thường gặp nhất trong trường hợp người lớn bị Herpes ở môi hôn trẻ, hoặc do trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh).
Nếu thấy trẻ có các triệu chứng nhiễm Herpes, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay. Các bác sỹ có thể kê cho bé dùng thuốc chống virus để làm giảm triệu chứng bệnh.
Viêm da cơ địa hoặc viêm da dị ứng
Viêm da cơ địa hay chàm (eczema) là tình trạng bệnh lý khiến da ửng đỏ và ngứa, phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có các triệu chứng như nổi ban đỏ, thường xuất hiện trên má, trong nếp gấp nơi cánh tay, mắt cá chân, tai và cổ. Eczema cũng có biểu hiện mụn nước, bóng nước trên bề mặt da đi kèm cảm giác đau rát khi mụn bị vỡ. Khi mụn nước bắt đầu bong ra, làn da bé sẽ trở nên khô cứng, đóng vảy.
Để điều trị, cha mẹ có thể trao đổi với bác sỹ về việc dùng các loại kem bôi giúp làm mềm da cho bé. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới việc tránh các hóa chất trong bột giặt, xà phòng… vì chúng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ.
Với bệnh viêm da dị ứng, trẻ có thể thấy ngứa ngáy, bị nổi bóng nước trên da sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (có thể là hóa chất, côn trùng, nguồn nước bị ô nhiễm). Để điều trị, cha mẹ cần tách trẻ ra khỏi các yếu tố gây dị ứng, rửa sạch da cho bé và nhớ hạn chế bé gãi ngứa. Có thể cho bé dùng một số loại thuốc bôi sát khuẩn ngoài da, kem bôi giảm ngứa. Tuy nhiên, nếu sau 3 ngày tình trạng viêm da không giảm, bạn nên đưa bé đi khám để được bác sỹ đưa ra hướng điều trị thích hợp hơn.
Bình luận của bạn