- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Táo bón cũng là nguyên nhân khiến trẻ thấp còi
Đánh bay nỗi sợ mang tên “táo bón” ở trẻ em
6 loại nguyên liệu giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ em
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em
11 loại thực phẩm dễ gây táo bón
Thông thường, đối với những trẻ em mới học mẫu giáo và bắt đầu thích ứng với môi trường mới thường rất dễ bị táo bón. Trẻ có thể không quen sử dụng nhà vệ sinh ở trường, mải chơi, thiếu kiên nhẫn khi đi ngoài… Thói quen ăn ít trái cây và rau xanh cũng dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.
Theo một khảo sát được thực hiện vào năm 2015 của Tổ chức Dinh dưỡng Đài Loan, những trẻ bị táo bón không chỉ có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn đáng kể mà còn có chiều cao thấp hơn trung bình 3cm. Những trẻ lớn tuổi hơn có sự khác biệt về chiều cao nhiều hơn.
Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 cũng cho thấy tác động của táo bón với sự tăng trưởng và phát trển ở trẻ em. Các nhà khoa học đã tổng hợp dữ liệu của 2.426 trẻ bị táo bón (1.284 bé trai, 1142 bé gái) với độ tuổi từ 1 – 15. Sau quá trình điều trị 12 tuần, những trẻ đáp ứng tốt với quá trình điều trị táo bón có chiều cao, cân nặng và chỉ số khối gia tăng đáng kể. Các nhà khoa học kết luận rằng tình trạng táo bón mạn tính làm chậm quá trình tăng trưởng ở trẻ em.
Cha mẹ nên chú ý đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Với những trẻ mắc chứng táo bón, cần chú trọng điều trị kịp thời.
Để điều trị chứng táo bón ở trẻ em, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh, tập cho trẻ thói quen đi ngoài đều đặn vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn.
Ngoài ra, có thể cho trẻ sử dụng thêm cốm thực phẩm chức năng chứa các thành phần như chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tận gốc chứng táo bón ở trẻ em một cách an toàn và không gây tác dụng phụ.
Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn