Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em

Làm sao để bé tránh xa táo bón?

Giúp bé tránh xa táo bón bằng cách thay đổi lối sống

Thực phẩm phòng ngừa táo bón hiệu quả cho bà bầu

Bị táo bón nặng thì đi điện châm ngay!

Ngạc nhiên với cách trị táo bón bằng cách xoa bóp

Trẻ bị táo bón nên ăn gì nhanh khỏi?

Chứng táo bón rất dễ phát hiện nếu mẹ luôn quan tâm, theo dõi đến việc đi đại tiện của trẻ. Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là dưới 2 lần đại tiện/ngày và với trẻ lớn là 2 – 3 lần/tuần, phân cứng. Táo bón có thể khiến trẻ bị đau và cứng bụng, đặc biệt là phần bụng dưới. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn…

Lười ăn, chán ăn càng làm trầm trọng hơn các triệu chứng táo bón. Bên cạnh đó, do đau bụng hoặc đau ở trực tràng mỗi lần đi ngoài, bé có xu hướng nhịn đi ngoài. Đôi khi, có thể xuất hiện máu ở trực tràng do áp lực từ phân cứng lên tĩnh mạch của trực tràng. Vùng da xung quanh hậu môn có thể trở nên khô ráp, nứt và đau đớn, khiến việc đại tiện càng khó khăn hơn.

Đối với trẻ nhỏ, việc massage lên vùng bụng dưới có thể giúp tăng cường nhu động ruột. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng glycerine để trị táo bón cho bé cũng có thể có tác dụng. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm có chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, kết hợp với các thành phần như cao dền gai, cao huyền sâm, cao đơn kim… để đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ.

Khi bé bắt đầu ăn dặm, có thể cho bé ăn rau xanh và các loại trái cây. Luộc chín mềm rau củ quả sẽ giúp bé ăn uống thuận tiện hơn. Những loại rau củ quả giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Trẻ em lớn hơn cần được khuyến khích ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ và uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày. Cha mẹ nên trẻ tập thói quen đi ngoài mỗi ngày, vào một giờ cố định, giúp nhu động ruột của bé được điều chỉnh để hoạt động thường xuyên. Các bé nên được khuyến khích vận động ngoài trời và tiến hành hoạt động thể chất thường xuyên.

Trẻ cũng có thể bị táo bón do dị tật giải phẫu đường ruột, dẫn đến tắc ruột, nhiễm giun hoặc mắc một số căn bệnh đường ruột… Chính vì vậy, nếu táo bón kéo dài dai dẳng, trẻ em cần được đi khám để điều trị kịp thời.  

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ