- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ bị buồn nôn, nôn nhiều gây mệt mỏi, mất nước
Có cảm giác buồn nôn, dùng ngay những thứ này
Thường xuyên buồn nôn: Do nguyên nhân nào?
Trẻ bị đau ngực và buồn nôn là bệnh gì?
Đau đầu + buồn nôn là bệnh gì?
Nguyên nhân gây buồn nôn ở trẻ em
1. Say xe
Khi di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay, não của chúng ta nhận được tín hiệu từ mắt và cơ chế cân bằng trong tai không giống nhau. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến một số triệu chứng, như buồn nôn, đổ mồ hôi, chảy nước dãi, đau đầu...
2. Viêm dạ dày ruột (Stomach flu)
Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
3. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng với một vài loại thực phẩm nào đó hoặc không dung nạp thực phẩm có thể gây buồn nôn. Những thực phẩm thường gây dị ứng là: Trứng, sữa, lạc, động vật có vỏ, đậu nành, lúa mì và cá.
Dị ứng thực phẩm thường biểu hiện trong vòng vài giờ. Trong khoảng thời gian này, nếu bé bị buồn nôn và nôn thì hãy cẩn thận!
4. Căng thẳng
Giống như người lớn, trẻ em cũng bị căng thẳng. Stress, căng thẳng, lo lắng cũng khiến trẻ bị buồn nôn.
5. Nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác
Viêm tai, cúm, trào ngược acid dạ dày và phản ứng với thuốc đều có thể gây buồn nôn và sốt ở trẻ em.
6. Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều, quá no sẽ gây buồn nôn.
Ăn phải thịt chưa nấu chín kỹ, thực phẩm bị ô nhiễm đều khiến trẻ bị buồn nôn. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm còn gây ra các biểu hiện như: Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Trẻ bị buồn nôn: Bố mẹ nên làm gì?
Bạn hãy nhớ rằng bạn cảm thấy thế nào khi buồn nôn, thì con bạn cũng cảm thấy như thế. Hiểu được cảm giác sẽ giúp bạn biết được việc cần làm là gì. Đừng vội cho trẻ uống thuốc, bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm buồn nôn ở trẻ:
1. Hãy cho bé nghỉ ngơi
Những gì mà trẻ cần là nghỉ ngơi khoảng vài tiếng trên giường.
2. Cho trẻ uống nước
Uống những ngụm nước nhỏ sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn. Đừng nên cho trẻ uống quá nhiều nước cùng một lúc, bởi điều này sẽ gây buồn nôn nhiều hơn.
Uống những ngụm nước nhỏ sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn
3. Tránh xa thực phẩm cứng
Thực phẩm cứng có thể khiến trẻ cảm thấy buồn nôn nhiều hơn. Vì vậy, đừng ép trẻ ăn. Nên tránh những thực phẩm cứng trong một vài giờ. Khi trẻ cảm thấy đỡ hơn, hãy cho trẻ ăn những món mềm, dễ tiêu hóa như chuối. Trong trường hợp cơn buồn nôn và nôn mửa không giảm, ngày càng thêm tồi tệ, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám.
Ngoài buồn nôn và nôn mửa, nếu trẻ có những triệu chứng sau, nên đưa trẻ đi khám:
- Mất nước;
- Nôn ra máu;
- Nôn mửa kèm sốt kéo dài hơn 3 ngày;
- Nôn và đau bụng, đặc biệt là bụng dưới bên phải (Có thể cảnh báo viêm ruột thừa);
- Đau ngực;
- Nhìn mờ;
- Ngất xỉu;
- Da lạnh và nhợt nhạt;
- Sốt cao và cứng cổ.
Phòng ngừa buồn nôn và nôn ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có một số cách đơn giản bạn có thể thực hiện để phòng tránh buồn nôn và nôn ở trẻ.
- Rửa tay thường xuyên;
- Giữ nhà cửa sạch sẽ;
- Ăn sạch, uống sạch;
- Hạn chế ăn trước khi di chuyển bằng tàu xe để phòng tránh say xe;
- Tránh dùng nước hoa có mùi mạnh, vì chúng có thể gây buồn nôn;
- Có cách giải tỏa căng thẳng;
- Không ăn quá nhiều.
Bình luận của bạn