Thường xuyên buồn nôn: Do nguyên nhân nào?

Những nguyên nhân khiến bạn hay cảm thấy buồn nôn

Trẻ bị đau ngực và buồn nôn là bệnh gì?

Đau ngực + nôn ở người lớn là bệnh gì?

Đau đầu + buồn nôn là bệnh gì?

Chỉ dẫn dùng tinh dầu để giảm buồn nôn an toàn

6 biện pháp tự nhiên làm giảm buồn nôn khi mang thai

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường đi kèm với buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Các chuyên gia cho rằng hormone serotonin trong não gửi tín hiệu đến các mạch máu trong não, đôi khi có thể kích hoạt một phần não gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

"Một giả thuyết khác là đau nửa đầu ảnh hưởng đến một phần của não có liên quan đến rối loạn tai trong, do đó có mối tương quan mạnh với chóng mặt và buồn nôn," Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa dạ dày Christine Lee - Bệnh viện Cleveland (Mỹ) giải thích.

Lo lắng

Sự lo lắng có thể kích hoạt hệ thống thần kinh, đôi khi máu chảy nhiều vào cơ bắp thay vì các cơ quan tạo nên hệ thống tiêu hóa sẽ gây buồn nôn. Các hormone kích thích như cortisol, epinephrine cũng bị đổ vào máu, làm tăng số lượng các cơn co thắt trong dạ dày, tạo ra cảm giác khó chịu.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ nước để thực hiện các hoạt động bình thường. Khi bạn có ít chất lỏng tuần hoàn trong cơ thể, cơ thể sẽ gửi chất lỏng đó và máu đến các cơ quan quan trọng nhất là não và trái tim. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan của đường tiêu hóa, gây buồn nôn và đau bụng.

Lượng đường trong máu quá thấp

Lượng đường trong máu thấp cũng gây buồn nôn

Hormone của bạn hoạt động để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhưng nếu lượng đường trong máu bắt đầu giảm quá thấp (hạ đường huyết), một số hormone (như glucagon và epinephrine) tăng đột biến để giúp cơ thể sản sinh ra nhiều glucose hơn. Khi điều này xảy ra, dạ dày có thể bị xáo trộn, tạo cảm giác buồn nôn.

"Đường huyết thấp cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, tương tự như cơ chế buồn nôn liên quan đến lo âu," tiến sỹ Lee nói.

Uống thuốc khi đói

Buồn nôn cũng có thể là một tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc khác nhau bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh... Đường ruột xử lý thức ăn bằng cách giải phóng acid dạ dày, vì vậy khi bạn uống thuốc trước khi ăn, acid đó vẫn sẽ được giải phóng, gây kích thích hoặc buồn nôn.

Trào ngược acid dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây buồn nôn do acid dạ dày tăng lên và tràn ra khỏi dạ dày vào thực quản. Acid này có thể làm hỏng lớp lót thực quản khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Các triệu chứng phổ biến khác của trào ngược acid bao gồm đau ngực, ợ nóng, khó nuốt thức ăn, hoặc cảm thấy như có một cục u trong cổ họng.

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày, phổ biến nhất là do nhiễm trùng từ vi khuẩn H.plyori - xảy ra khi acid dạ dày thâm nhập sâu vào niêm mạc dạ dày, gây loét. Điều này có thể dẫn đến những biểu hiện như buồn nôn sau khi ăn, chướng bụng hoặc có cảm giác ăn xong rất nặng nề, ợ nóng. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy có gì nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng cả khi đói và khi đã ăn no.

Nguyên Hương H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp