- Chuyên đề:
- Viêm họng
Trẻ đã cai sữa dễ bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng
Lãi hàng nghìn tỷ đồng từ bán sữa bò
Sự thật sau lời đồn kha tử chữa được viêm họng
Vì viêm họng dai dẳng nên bé bị viêm phế quản
Bé gặp nguy hiểm vì biến chứng từ viêm họng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) khuyến cáo: “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà bé cần, là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em nhất là trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ làm giảm nguy cơ bị bệnh lý như: Suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh bạch cầu, bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng hô hấp, bệnh dị ứng... Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại, từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật… Đặc biệt đối với trẻ sinh thiếu tháng, cơ thể dù yếu đuối nhưng nếu được nuôi bằng sữa mẹ sẽ mạnh khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật hơn.
Vì tất cả những lợi ích kể trên, ngành y tế khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.
Tuy nhiên, không sớm thì muộn, tùy hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình, tất cả các bé đều sẽ đến giai đoạn cai sữa và bắt đầu ăn dặm. Đong đếm, lựa chọn tỉ mỉ như thế nào đi chăng nữa, các loại thức ăn vẫn không thể hoàn hảo bằng sữa mẹ và thiếu đi một yếu tố đặc biệt: Kháng thể tự nhiên.
Càng xa rời bầu sữa mẹ bao nhiêu, bé càng có nguy cơ bị vi khuẩn và virus xâm nhập gây bệnh tật bấy nhiêu. Trẻ đi học mẫu giáo tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, đủ mọi môi trường từ nhà ở tới trường học, đều có khả năng nhiễm bệnh hơn cả. Điều đó không có nghĩa là mẹ phải nghỉ làm, cho bé bú dài thêm. Đã tới lúc, mẹ phải bảo vệ bé bằng mọi cách:
- Theo dõi sức khỏe của bé một cách sát sao: Khi thấy bé có dấu hiệu đau họng, ho, sốt… nên đưa bé đi khám bác sỹ, không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho bé.
- Cho bé ăn uống vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất: Ăn đủ 5 nhóm thực phẩm (rau củ, trái cây, ngũ cốc, thịt và sữa) để cơ thể có sức đề kháng mạnh mẽ.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, lau bụi bặm trên đồ đạc, không hút thuốc lá trong nhà…
- Không cho bé tiếp xúc với người bị bệnh.
- Luôn vệ sinh cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn: Rửa tay chân, mặt mũi và tắm bằng xà phòng để vi khuẩn không phát triển được.
- Sử dụng thảo dược, thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp cho bé, nhất là các sản phẩm có thành phần: Bướm bạc, cam thảo bắc, kha tử, mào gà trắng, hà thủ ô đỏ, ImmuneGamma…
Bình luận của bạn