Trẻ em bị rụng tóc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị rụng tóc

4 điều bạn nên thực hiện để có mái tóc chắc khỏe hơn

Bí kíp chống rụng tóc bằng nước ép hành tây

5 loại trái cây ngăn ngừa rụng tóc, giúp bạn tránh nguy cơ hói đầu

"Đối phó" với mái tóc bạc, đừng quên những cách này!

1. Nhiễm nấm

Nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do bé bị nhiễm nấm như nấm da đầu hay nấm tóc (tinea capitis) hoặc hắc lào (ringworm).

Dấu hiệu nhận biết: Da đầu của bé xuất hiện những đốm hói loang lổ màu đỏ và bong tróc hoặc cứng. Tóc gãy rụng và ở những chỗ hói, tóc có thể xuất hiện chấm đen. Để điều trị nấm, bạn cần cho bé uống thuốc và dùng dầu gội chống nấm. Thời gian điều trị có thể mất khoảng 8 tuần.

2. Tác động tới tóc trẻ

Buộc tóc cho trẻ quá chặt sẽ gây thương tổn sợi tóc, dẫn đến rụng tóc. Nếu bạn thấy tóc bé rụng nhiều, thì đừng nên buộc tóc quá chặt. 

Buộc tóc cho trẻ quá chặt có thể gây rụng tóc

3. Rụng tóc từng mảng (Alopecia Areata) 

Trẻ đã hơn 6 tháng tuổi mà bị rụng tóc từng mảng, bạn nên đưa trẻ đi khám. Rụng tóc từng mảng là một bệnh tự miễn mà trong đó hệ thống miễn dịch làm tổn hại các nang tóc, dẫn đến rụng tóc. Đây là căn bệnh hiếm gặp và có tính di truyền. Trong một số trường hợp, tóc có thể mọc trở lại, nhưng rất chậm, thậm chí mất nhiều năm.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng rụng tóc từng mảng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ da liễu để tìm ra những cách giúp kích thích mọc tóc.

4. Rụng tóc telogen (Effluvium Telogen)

Tóc phát triển theo chu kỳ, ban đầu là giai đoạn đang phát triển, sau đó là giai đoạn chuyển tiếp kéo dài và cuối cùng là giai đoạn nghỉ. Giai đoạn cuối của chu kỳ được gọi là telogen, lúc này nang tóc không hoạt động. Bệnh rụng tóc telogen khiến tóc mới được đẩy đến giai đoạn cuối, dẫn đến rụng tóc rất nhiều. Trẻ em có thể bị rụng tóc telogen do phẫu thuật, sốt cao hoặc bị căng thẳng.

5. Nằm quá lâu

Bạn hãy theo dõi xem có phải bé thường bị rụng tóc ở một vị trí đặc biệt trên đầu hay không. Hãy chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt của em bé, cách bé nghỉ ngơi, ngồi và ngủ. Bé nằm quá lâu, đầu cọ xát với đệm cũng có thể gây rụng tóc.

6. Thiếu chất dinh dưỡng

Trong một vài trường hợp, bé có thể bị rụng tóc do thiếu sắt (hoặc các chất dinh dưỡng khác) và mất cân bằng tuyến giáp.

Trẻ bị rụng tóc nhiều: Phụ huynh nên làm gì?

Nếu tóc của em bé bị rụng, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu như da đầu bị đỏ hoặc bong tróc. Với trẻ dưới 5 tháng bị rụng tóc, bạn không cần phải lo lắng. Nhưng với trẻ trên 6 tháng bị rụng nhiều tóc, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Một vài biện pháp giúp phòng ngừa rụng tóc cho trẻ:

Hãy để bé nằm sấp: Nầm sấp vui chơi (tummy time) sẽ giúp tóc của trẻ không bị chà xát vào đệm quá nhiều, giúp ngăn ngừa rụng tóc. Hơn nữa, nằm sấp cũng giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn. 

Hạn chế chải tóc: Chải tóc nhiều lần trong ngày có thể làm tổn thương da đầu, khiến trẻ bị rụng tóc nhiều hơn. Bạn chỉ nên chải tóc cho trẻ mỗi ngày một lần.

Chải tóc nhiều lần có thể làm tổn thương da đầu trẻ

Không gội đầu quá nhiều: Không nên gội đầu hàng ngày cho bé. Khi gội đầu cho bé, hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Sử dụng dầu gội dành riêng cho trẻ em và dùng bàn chải mềm để chải tóc cho bé.

Thay đổi tư thế ngủ của bé: Đổi tư thế ngủ của bé trong khi bé ngủ sẽ giúp một vùng da đầu không bị tiếp xúc quá lâu với đệm, giúp ngăn ngừa rụng tóc ở vùng da đầu đó.

An Thu H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ