Kỹ năng thiết yếu cha mẹ cần dạy con trong thời đại số

Kỹ năng nào cần thiết cho trẻ trong thời đại công nghệ thông tin?

Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc và nuôi dạy con cái

Những thói quen bạn nên dạy con để ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm

10 điều dạy con khi con đeo balo đi học

Dạy con làm việc nhà theo độ tuổi giúp bé khôn lớn mỗi ngày

Tầm quan trọng của khả năng tự điều chỉnh

Có vô vàn phẩm chất giúp trẻ lớn lên thành những con người thành đạt: Tính tò mò, sự tử tế, trí thông minh cảm xúc… Tuy nhiên, theo tác giả người Mỹ Esther Wojcicki, khả năng tự điều chỉnh (self-regulation) là kỹ năng chưa được cha mẹ quan tâm trong thời đại hiện nay.

Khả năng tự điều chỉnh được hiểu là cách tự cân bằng, kiểm soát, điều tiết tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Người có khả năng tự điều chỉnh tốt sẽ có những cảm xúc và hành vi linh hoạt để đáp trả những yêu cầu trong môi trường sống một cách thích hợp.

Bà Esther Wojcicki (áo xanh) cùng 3 người con gái thành đạt

Bà Esther Wojcicki (áo xanh) cùng 3 người con gái thành đạt

Theo bà Wojcicki, kỹ năng này giúp trẻ hiểu rõ giá trị của thời gian, biết cách quản lý hoạt động tốt hơn. Bà đã đúc kết kinh nghiệm này khi nuôi dạy 3 cô con gái của mình. Hiện nay, người con lớn của bà là CEO của YouTube, người thứ hai là bác sỹ, con gái út là nhà sáng lập - CEO của một công ty về gene và công nghệ sinh học. Đây vốn là những ngành nghề có tính cạnh tranh cao, đa phần những người thành công đều là nam giới. 

20 năm trước, trẻ em giải trí bằng cách vui chơi ngoài trời, gặp bạn bè trực tiếp, đọc sách và chơi giải đố. Nhưng thế hệ trẻ hiện tại luôn được bao quanh bởi các thiết bị điện tử, đồng thời cũng giỏi công nghệ hơn bao giờ hết. Từ thực tế này, điều mà bà Wojcicki lo ngại là trẻ thiếu khả năng làm chủ, không tự tin vào bản thân khi tiếp cận với kho tàng thông tin này.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ học kỹ năng điều chỉnh bản thân?

Tác giả Wojcicki gợi ý rằng, năng lực tự điều chỉnh bắt đầu phát triển rất nhanh ở trẻ tập đi và tuổi mầm non. Vì vậy, cha mẹ dạy càng sớm càng tốt cho trẻ sau này.

Sử dụng công nghệ lành mạnh

Không ít phụ huynh từng sử dụng điện thoại, kiểm tra email… trong bữa ăn, trước mặt trẻ. Hành động này là một trong những lý do khiến trẻ khó có thể tự giác điều chỉnh thói quen sử dụng công nghệ của mình. Thậm chí, một khảo sát trên 6000 trẻ còn phát hiện, hơn một nửa trong số đó đánh giá cha mẹ mình sử dụng thiết bị điện tử quá thường xuyên.

Ngay từ khi trẻ bước vào tuổi tập đi và biết bắt chước, cha mẹ phải làm gương cho trẻ bằng cách sử dụng công nghệ đúng lúc, đúng chỗ.

Dạy trẻ kiên nhẫn

Ngay từ sớm, cha mẹ cần giúp trẻ rèn tính kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát

Ngay từ sớm, cha mẹ cần giúp trẻ rèn tính kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát

Kiên nhẫn là một trong những phẩm chất góp phần tạo nên năng lực tự điều chỉnh ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ có khả năng chờ đợi phần thưởng lâu hơn thường có đạt được những bước tiến xa hơn sau này.  

Trái ngược với việc dạy con kiên nhẫn là để trẻ lên mạng cả ngày, bất cứ nơi nào – trên bàn ăn, ở nhà hàng, trên đường di chuyển.

Đặt ra những quy định sử dụng thiết bị điện tử trong nhà

Bà Wojcicki gợi ý một số quy định mà cha mẹ có thể đặt ra để hạn chế nguy cơ nghiện điện thoại, phụ thuộc vào công nghệ của trẻ:

1. Đặt ra những kế hoạch mà cả cha mẹ và con cùng làm, chỉ không chỉ dành riêng cho trẻ.

Cha mẹ cũng cần làm gương cho trẻ với các quy định sử dụng điện thoại

Cha mẹ cũng cần làm gương cho trẻ với các quy định sử dụng điện thoại

2. Không dùng điện thoại khi ăn, dù ở nhà hay ở ngoài.

3. Không dùng điện thoại khi tới giờ ngủ. Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của giấc ngủ với sự phát triển của não bộ, nhắc nhở con rằng cơ thể tiếp tục lớn lên ngay cả khi con ngủ.

4. Thận trọng với trẻ nhỏ. Trẻ từ 4 tuổi trở lên nên học cách dùng điện thoại để liên lạc với gia đình trong trường hợp khẩn cấp.

5. Với các buổi gặp mặt, khi đi du lịch, để trẻ tự lập "giao ước" sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, hãy nhớ đưa ra hình phạt nếu trẻ không tuân thủ quy định mà trẻ đã đặt ra.

6. Dạy cho trẻ biết những hình ảnh, âm thanh nào là phù hợp có thể chia sẻ trên mạng. Giải thích cho trẻ rằng bất cứ thứ gì con đăng tải đều sẽ để lại dấu vết sau này.

7. Dạy cho trẻ về "bắt nạt trực tuyến" và hậu quả nghiêm trọng của hành vi này.

8. Dạy trẻ không để lộ thông tin định danh cá nhân trên mạng.

Những quy định này nhằm trao cho trẻ quyền tự chủ, nhờ đó giúp con tự tin vào năng lực của mình khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là qua công nghệ. Khả năng tự điều chỉnh sẽ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính bản thân con và những người xung quanh. 

 
Quỳnh Trang (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ