Giữ ấm cho trẻ đúng cách trong thời tiết lạnh

Cha mẹ nên chú ý vấn đề giữ ấm để trẻ khỏe mạnh suốt mùa Đông

Một vài hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Giúp con bỏ tật ngoáy mũi thế nào?

Trẻ ho nhiều trong thời tiết lạnh, cha mẹ nên làm gì?

Lưu ý an toàn khi dùng máy sưởi trong nhà tắm

Những bộ phận cần giữ ấm

Mùa Đông năm nay đến chậm, nhưng vẫn không tránh khỏi những đợt rét đậm khiến nhiệt độ giảm sâu. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ - đối tượng chưa thích ứng tốt với nhiệt độ môi trường.

Các bác sỹ đưa ra khuyến cáo, trẻ cần được giữ ấm theo quy tắc "4 ấm, 1 lạnh". 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, gồm bàn tay, bàn chân, ngực và lưng, riêng phần đầu cần được để thoáng mát. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, phụ huynh nên để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ.  

Người chăm sóc trẻ nên chú ý giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi. Phần lưng và bụng cần duy trì ấm áp và khô ráo để bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng (tim, phổi, dạ dày).

Cha mẹ cần lưu ý nhắc trẻ giữ ấm bàn chân với tất (vớ)

Cha mẹ cần lưu ý nhắc trẻ giữ ấm bàn chân với tất (vớ)

Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể với nhiều mạch máu và huyệt. Người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm, đi tất cho bé dù ở trong nhà.

Trẻ nhỏ hiếu động và có thân nhiệt cao hơn so với người lớn. Vì vậy, khi thời tiết trở lạnh, cha mẹ nên cho con mặc đồ theo lớp, vừa giữ ấm tốt lại dễ dàng cởi bớt khi trẻ chạy nhảy. Không mặc quá 4 lớp áo, khiến trẻ khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi. Lớp quần áo trong cùng nên làm bằng chất liệu mềm mại và ôm khít cơ thể, tiếp theo là áo len, áo khoác. Khi đi ra ngoài, đội mũ, găng tay và đi thêm giày cho con.

Tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được giữ ấm đúng cách và ngủ ở môi trường an toàn

Trẻ sơ sinh cần được giữ ấm đúng cách và ngủ ở môi trường an toàn

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là một trong những tai nạn thương tâm có thể xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi. Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trường hợp trẻ đang khỏe mạnh bỗng nhiên tử vong bất ngờ trong khi ngủ.

Tuy nhiên, một trong những yếu tố thường gặp là do trẻ nằm ngủ với tư thế úp mặt xuống chăn gối, dẫn tới thiếu oxy và tắc đường thở. Ngoài ra, quấn quá nhiều quần áo cho trẻ có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh, tăng nhịp chuyển hóa dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Mùa Đông tới, phụ huynh nên sắp xếp giường ngủ của trẻ sơ sinh ấm áp và thông thoáng, không để chăn ga, gối mềm, đồ chơi bằng vải bông trong khu vực ngủ. Cho bé nằm trên đệm cứng (để bé không dễ lật người, nằm sấp); Hạn chế để bé nằm giữa cha mẹ, bởi không khí bí bách có thể gây hại cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ mặc chưa đủ ấm

 

Để kiểm tra thân nhiệt của con, phụ huynh nên dùng nhiệt kế để đo chính xác nhất. Ngoài ra, một số dấu hiệu sau có thể báo hiệu cho cha mẹ biết trẻ đang cảm thấy lạnh:

  • Bàn tay và bàn chân lạnh hoặc vùng da gáy lạnh.
  • Da tái nhợt đi kèm tình trạng giảm hoạt động, ít cử động, lừ đừ là dấu hiệu cho thấy tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng.
  • Trẻ quấy khóc không rõ lý do.
  • Trẻ hắt xì hơi.
  • Tay chân run rẩy.

Với trẻ nhỏ chưa có ý thức đi vệ sinh, người chăm sóc cần phải thay tã và quần áo thường xuyên để cơ thể bé luôn khô ráo. Mồ hôi thấm ngược vào quần áo khiến thân nhiệt giảm mạnh hơn, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ