Gừng và riềng là hai loại thực phẩm "quen mặt" trong gian bếp của người Việt
Lưu ý chăm sóc trẻ nhỏ khi nhiệt độ chênh lệch
"Da kề da": Liệu pháp đặc biệt giúp chăm trẻ sinh non
Những điều cần biết khi trị mụn trứng cá
Tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Thực tế, riềng thường dùng được phần củ, lá. Thân rễ của riềng có mùi hắc, thơm và vị cay, nóng, dùng làm gia vị nấu giả cầy, mắm cá hoặc nấu canh cua, canh cá. Riềng làm tăng hương vị cho các món ăn, cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C, flavanoid... Bên cạnh đó, loại gia vị này còn được dùng để cải thiện một số bệnh do có khả năng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, giảm viêm, tăng khả năng sinh sản ở nam giới, thậm chí là chống lại nhiều loại ung thư khác nhau.
Còn gừng có nguồn gốc từ châu Á và thuộc họ thực vật Zingiberaceae, người ta thường sử dụng củ gừng trong chế biến các món ăn và làm thuốc chữa bệnh. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, gừng là một phương thuốc thảo dược cổ xưa được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn. Nó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Với những công dụng như thế, gừng và riềng dần trở thành 2 loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong mỗi gian bếp của người Việt, đặc biệt vào mùa Đông. Tuy nhiên, việc có nên thêm chúng vào món ăn của các bé không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: Gừng và giềng là nguyên liệu làm tăng hương vị của món ăn, sử dụng để khử các mùi không mong muốn của thực phẩm. Với trẻ nhỏ, cha mẹ thường dùng bột gừng hay bột riềng với lượng vừa phải để tẩm ướp thực phẩm, từ đó giúp món ăn của các con hấp dẫn hơn. Chúng ta không có định lượng rõ ràng về việc được ăn hay không được ăn. Quan trọng là cách chế biến sao cho phù hợp, với trẻ nhỏ thường dưới dạng tẩm ướp, chứ không để ăn miếng trực tiếp.
"Mặc dù vai trò của gừng, riềng trong Đông y đã được biết đến rất nhiều, với đặc tính cay, nóng nó có tác dụng giúp hỗ trợ giữ ấm cơ thể trong mùa Đông. Tuy nhiên, đây không phải lý do bắt buộc trẻ phải ăn loại thực phẩm này", bác sỹ Hưng nói thêm.
Mùa Đông là thời điểm dễ mắc bệnh nhất trong năm vì đặc điểm nhiệt độ xuống thấp, gió rét, thiếu ánh nắng mặt trời, hệ miễn dịch suy giảm. Để bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ trong mùa lạnh, cha mẹ nên chú ý hơn đến cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của các con.
"Đối với các em bé trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ nên cố gắng cho bú mẹ tối đa nhất có thể. Khi đến tuổi ăn dặm, cha mẹ nên tuân thủ các khuyến nghị về số bữa, số lượng và nên đa dạng loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều quan trọng nên đưa các bé đi tiêm chủng đúng lịch theo các khuyến cáo. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh nhà cửa, mặc ấm cho trẻ... Khi có dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời", bác sỹ Hưng lưu ý.
Bình luận của bạn