Thiếu hụt dinh dưỡng gây ra cơn thèm đồ ngọt

Thèm ăn đồ ngọt có thể là tín hiệu bạn đang thiếu chất dinh dưỡng nào đó

Hãy cảnh giác: Bạn sẽ thèm ăn ngọt hơn nếu uống cà phê

Trẻ thích ăn ngọt hại sức khỏe - Có cách nào cắt giảm đường?

Độc đáo cách làm sữa chua có vị chua, cay, mặn, ngọt

Đi bộ giúp giảm thèm ăn ngọt

Chromium

Chromium là một khoáng chất thiết yếu điều chỉnh quá trình chuyển hóa insulin và glucose, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của chúng ta. Thiếu chromium có ​​thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng cảm giác thèm ăn đường. Thực phẩm chứa nhiều đường và carbs tinh chế có thể dẫn đến mất cân bằng hơn nữa về lượng insulin và glucose. Một số triệu chứng phổ biến khi thiếu chromium gồm mệt mỏi, khó chịu và trầm cảm.

Vitamin B6

Vitamin B6 chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng của cơ thể, gồm chuyển hóa acid amin và sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến trầm cảm, thay đổi tâm trạng và mức năng lượng thấp. Điều này có thể gây ra cảm giác thèm đường như một cách để tăng cường năng lượng nhanh chóng, dẫn đến vòng luẩn quẩn giữa thèm ăn và hấp thu đường.

Kẽm

Bạn có xu hướng ăn nhiều đường hơn khi thiếu kẽm

Bạn có xu hướng ăn nhiều đường hơn khi thiếu kẽm

Kẽm cần thiết cho chức năng miễn dịch và tiêu hóa, đồng thời chịu trách nhiệm điều chỉnh nồng độ insulin và chuyển hóa carbs. Kẽm cũng cần thiết cho cảm nhận vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm vị giác. Cơ thể có nguy cơ ăn nhiều đường và muối hơn để bù đắp cho sự thiếu vị giác này. Thiếu kẽm có thể dẫn đến mức năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và thèm đường.

Magne

Magne là một khoáng chất quan trọng chịu trách nhiệm cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh và cơ bắp, điều chỉnh lượng đường trong máu và thúc đẩy giấc ngủ. Thiếu magne có thể dẫn đến cảm giác thèm đường, đặc biệt là thèm chocolate vì đồ ăn này rất giàu magne.

Ngoài ra, thiếu magne có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến trầm cảm và lo âu. Tâm trạng này có thể gây ra cảm giác thèm ăn đường như một biện pháp để kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

 
Nguyễn Thanh (Theo NDTV.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng