Da thường xuyên bị cháy nắng có thể tăng nguy cơ ung thư da
Nắng nóng kéo dài: Ăn gì để không bị cháy nắng?
Không chỉ cháy nắng, phơi nắng Hè nhiều còn gây hại khủng khiếp hơn bạn tưởng
Da bị cháy nắng: Dùng ngay dầu dừa!
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị "ngộ độc nắng"
Tắm rửa nhẹ nhàng
Khi bị cháy nắng, bạn nên ngâm mình trong nước mát trong 10 – 20 phút. Nếu tắm, thì nên dùng vòi hoa sen với chế độ phun nước dịu nhẹ và không sử dụng xà phòng tắm vì có thể gây kích ứng da. Sau khi tắm xong, bạn nên để da khô tự nhiên. Nếu da bạn bị phồng rộp và nổi mụn nước hãy ngâm mình trong bồn tắm thay vì tắm bằng vòi hoa sen. Áp lực nước từ vòi hoa sen có thể làm vỡ mụn nước.
Nên tắm rửa nhẹ nhàng khi bị cháy nắng
Chườm lạnh
Bạn có thể chườm khăn mát lên khu vực da bị cháy nắng trong 20 - 30 phút, tiếp tục thực hiện nếu cảm thấy khó chịu.
Dùng thuốc giảm đau không kê toa
Các loại thuốc giảm đau không cần kê toa như ibuprofen hoặc aspirin có thể làm giảm cơn đau và có thể làm giảm viêm do cháy nắng. Lưu ý: Không cho trẻ em dùng aspirin vì có thể gây ra hội chứng reye.
Hãy thử thuốc giảm đau tại chỗ
Các hiệu thuốc cũng bán thuốc xịt để làm giảm đỏ da và ngứa da do cháy nắng. Thuốc xịt có chứa benzocain, lidocaine hoặc pramoxine có tác dụng gây tê nên nó giúp giảm đau. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây dị ứng nên bạn nên thử dùng thuốc trên khu vực da không bị cháy nắng. Không nên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống mà không được sự đồng ý của bác sỹ.
Mặc quần áo bằng vải cotton thông thoáng
Khi da bị cháy nắng, bạn nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Nếu bạn không thích mặc quần áo rộng, thì ít nhất bạn nên chọn trang phục được làm từ chất liệu cotton.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tốt nhất, sau khi bị cháy nắng, bạn nên giữ mình trong mát hoặc phải che chắn kỹ càng vùng da cháy nắng và dùng kem chống nắng nếu phải ra ngoài.
Nên bôi kem chống nắng khi phải đi ra ngoài
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Cháy nắng có thể khiến bạn bị mất nước, vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể. Bạn nên uống 8 – 10 cốc nước mỗi ngày (mỗi cốc nên chứa 240 ml nước).
Bôi kem dưỡng ẩm khi da bắt đầu lành lại
Khi da không còn bị phồng rộp hoặc các vết đỏ da do cháy nắng đã giảm, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương. Tốt chất nên chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi để tránh kích ứng da.
Gọi cấp cứu nếu da bị cháy nắng nghiêm trọng
Nên gọi cấp cứu ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Không thể đứng được vì quá yếu
- Mắt bị tổn thương và nhạy cảm với ánh sáng
Nếu bị cháy nắng, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám
- Tinh thần không minh mẫn
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh hoặc thở nhanh
- Nổi nhiều mụn nước gây đau đớn
- Đau đầu hoặc các cơn đau do cháy nắng không khỏi khi dùng các phương pháp giảm đau.
- Nôn và tiêu chảy
- Vết cháy nắng bị nhiễm trùng
Bình luận của bạn