Làm sao để biết nếu bệnh đái tháo đường đang ảnh hưởng tới thận?

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng có khoảng 1/3 if bệnh đái tháo đường phải đối mặt với biến chứng thận

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thịt gì để ổn định đường huyết?

Người bệnh đái tháo đường bị đau nhức xương khớp nên uống gì?

Quả nhàu và các lợi ích cho người bệnh đái tháo đường

Những hậu quả của bệnh đái tháo đường tới sức khỏe

Các triệu chứng cảnh báo biến chứng thận do đái tháo đường

Thông thường, người bệnh đái tháo đường sẽ không cảm nhận được triệu chứng gì bất thường trong các giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài (đặc biệt nếu đi kèm với tăng huyết áp), thận sẽ bị tổn thương một cách từ từ và âm thầm. Tới khi các triệu chứng cảnh báo rõ rệt (như tình trạng phù/tích nước) xuất hiện, thận đã bị tổn thương đáng kể.

Việc chẩn đoán sớm biến chứng thận có thể được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu và nước tiểu. Cụ thể, các chuyên gia sẽ dựa vào chỉ số protein niệu (protein trong nước tiểu) cao để chẩn đoán nguy cơ suy thận. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể chẩn đoán sớm biến chứng thận từ nhiều năm trước đó.

Người bệnh đái tháo đường nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm biến chứng thận

Người bệnh đái tháo đường nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm biến chứng thận

Một khi nồng độ ure và creatinine trong máu bắt đầu tăng lên, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện. Các triệu chứng cảnh báo biến chứng thận có thể bao gồm buồn nôn/nôn mửa, suy nhược, thiếu máu, ngứa da, hay bị chuột rút.

Tại sao không kiểm soát tốt đái tháo đường có thể dẫn tới biến chứng thận?

Một trong những ảnh hưởng chính của bệnh đái tháo đường là làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Theo đó, khi các mạch máu nhỏ ở thận bị ảnh hưởng, khả năng thải độc, lọc máu của thận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các chất độc, nước và muối sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể. Đồng thời, thận cũng sẽ bắt đầu bị rò rỉ protein.

Ngoài ra, do đái tháo đường còn có thể làm tổn thương thần kinh, cơ bàng quang cũng có thể trở nên yếu hơn và gây tích tụ nước tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều, thận sẽ càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn và đôi khi là không thể hồi phục được nữa.

Người bệnh đái tháo đường nếu mắc kèm tăng huyết áp hoặc có thói quen hút thuốc lá cũng sẽ dễ gặp phải biến chứng thận hơn.

Người bệnh đái tháo đường có thể làm gì để bảo vệ thận?

 

Người bệnh đái tháo đường cần cố gắng đạt được các chỉ số đường huyết mục tiêu. Ví dụ, chỉ số HbA1C (chỉ số phản ánh chỉ số đường huyết trung bình trong vòng từ 2 - 3 tháng) nên ở mức bằng hoặc thấp hơn 7%. Dù vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể (độ tuổi, thời gian mắc bệnh, nguy cơ biến chứng…) mà chỉ số đường huyết mục tiêu của người bệnh có thể thay đổi.

Chỉ số huyết áp của người bệnh đái tháo đường cũng nên duy trì ở ngưỡng dưới 130/80mmHg, không nên để vượt quá 140/90mmHg. Theo đó, việc kiểm soát huyết áp tốt sẽ giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng thận, biến chứng mắt.

Trong trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay tái phát, bạn cũng nên chủ động điều trị dứt điểm. Nguyên nhân là bởi tình trạng nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận.

Một yếu tố khác có thể làm tăng tốc độ tổn thương thận có thể kể tới lạm dụng các loại thuốc giảm đau và thói quen hút thuốc lá.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp.

Dù vậy, nhìn chung người bệnh nên chọn ăn các loại thực phẩm tươi sống, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận cũng có thể cần kiểm soát lượng protein, muối, kali, phospho và lượng nước uống hàng ngày.

Người bệnh đái tháo đường nên tuân thủ chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh ngay từ sớm. Nguyên nhân là bởi nếu cứ ăn uống không kiểm soát, chức năng thận sẽ ngày một xấu đi. Tới khi chức năng thận giảm xuống chỉ còn từ 10 - 15%, bạn sẽ cần phải chạy thận hoặc ghép thận.

Vi Bùi (Theo Indianexpress)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết