Những hậu quả của bệnh đái tháo đường tới sức khỏe

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều hậu quả, hay các biến chứng nguy hiểm

Đường huyết 120mg/dL đã bị đái tháo đường type 2 chưa?

Bị tiền đái tháo đường đã cần phải dùng thuốc điều trị chưa?

Một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị đái tháo đường

Bị đái tháo đường 1 năm nhưng đường huyết vẫn cao cần làm gì?

Các chuyên gia từ Medlineplus.gov - trang thông tin trực tuyến do Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ sản xuất - trả lời:

Chào bạn!

Bệnh đái tháo đường có thể khiến lượng đường huyết tăng cao hơn bình thường. Sau nhiều năm, việc đường huyết thường xuyên ở mức cao có thể gây ra nhiều hậu quả với cơ thể. Theo đó, căn bệnh này có thể gây hại cho mắt, thận, dây thần kinh, da, tim và mạch máu theo những cách sau:

- Người bệnh đái tháo đường có thể gặp phải các vấn đề về mắt, suy giảm thị lực, đặc biệt là vào ban đêm. Người bệnh có thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và cũng có nguy cơ bị mù lòa.

- Bàn chân của người bệnh có thể dễ bị lở loét, nhiễm trùng. Đây là một hậu quả của bệnh đái tháo đường thường xảy ra ở những người đã mắc bệnh lâu năm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời các vết loét, nhiễm trùng, người bệnh có thể phải đoạn chi.

- Mắc bệnh đái tháo đường sẽ khiến người bệnh khó kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol hơn. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả như đau tim, đột quỵ và các vấn đề về mạch máu khác. Các vấn đề về mạch máu có thể hạn chế lưu thông máu tới chân và bàn chân.

- Các dây thần kinh trong cơ thể có thể bị tổn thương, từ đó gây đau, rát, ngứa ran và mất cảm giác. Tổn thương thần kinh cũng có thể khiến nam giới mắc đái tháo đường khó duy trì khả năng cương dương.

- Người bệnh đái tháo đường cũng có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, thường gặp phải các rối loạn tiêu hóa (như táo bón, tiêu chảy).

Người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực

Người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực

- Lượng đường huyết cao và các vấn đề khác có thể dẫn đến tổn thương thận. Đây là một hậu quả nguy hiểm với người bệnh đái tháo đường khi thận có thể hoạt động kém hơn, thậm chí ngừng hoạt động sau nhiều năm mắc bệnh. Do đó, nhiều người bệnh đái tháo đường lâu năm sẽ phải đi lọc máu hoặc cần được ghép thận.

- Mắc đái tháo đường cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến người bệnh đái tháo đường dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, ngay cả khi chỉ bị đau ốm thường.

- Người bệnh đái tháo đường cũng thường bị trầm cảm.

- Một số phụ nữ mắc đái tháo đường có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, gặp nhiều vấn đề khi mang thai.

- Mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ khi về già.

- Mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương.

- Gặp phải tình trạng hạ đường huyết trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cách ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường

Để ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

- Kiểm soát đường huyết: Giữ đường huyết ổn định là cách hiệu quả để ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Điều này có thể đạt được bằng cách thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về cách tiêm insulin, uống thuốc đường huyết định kỳ, hạn chế ăn đồ ngọt, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên.

 

- Chăm sóc đôi chân: Người bệnh đái tháo đường có thể bị tổn thương thần kinh và mạch máu ở chân. Do đó, việc chăm sóc đôi chân thường xuyên bằng cách giữ chân khô ráo, sạch sẽ và đi giày chất lượng tốt là cách hiệu quả để ngăn ngừa các vấn đề về chân.

- Theo dõi sức khỏe mắt: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở mắt, dẫn đến các vấn đề ở mắt như đục thủy tinh thể và đục thủy tinh thể sau. Vì vậy, người bệnh cần đi khám định kỳ và theo dõi sức khỏe mắt để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt.

- Theo dõi sức khỏe thận: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở thận, dẫn đến suy thận. Vì vậy, người bệnh cần đi khám định kỳ và theo dõi sức khỏe thận để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thận.

- Hạn chế uống rượu và hút thuốc: Việc uống rượu và hút thuốc có thể gây tổn thương đến sức khỏe và gây ra các biến chứng đái tháo đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc ngừng uống rượu và hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của mình.

- Điều trị các bệnh lý khác: Các bệnh lý như huyết áp cao, béo phì và xơ vữa động mạch có thể gây ra các biến chứng đái tháo đường. Thăm khám sớm để điều trị kịp thời các bệnh lý mắc kèm này.

- Sử dụng thảo dược ngăn ngừa biến chứng: Có rất nhiều thảo dược hỗ trợ dành cho người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, đối với công dụng ngăn ngừa và cải thiện biến chứng, người bệnh nên tham khảo: Cây kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn…

Theo y học cổ truyền, câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn được đánh giá là “tứ quý" trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường, nhờ khả năng tác động sâu vào căn nguyên gây biến chứng, giảm thiểu hậu quả của đái tháo đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Vi Bùi (Theo Medlineplus)

 

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi của bạn. Nếu còn băn khoăn khác, bạn đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo hotline: 0981.238.219.

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị