Ngộ độc thực phẩm khiến người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy
5 thói quen giúp tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Cả nhà suýt chết vì bát cà muối xổi
12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm
Cục ATTP "tiết lộ" bí quyết để phòng tránh ngộ độc rượu trong dịp Tết
An toàn từ khâu chọn thực phẩm
Để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những loại thực phẩm như (cá, tôm, gà vịt...) đang còn sống, cử động được, tốt hơn hết là đã qua kiểm dịch. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình.
Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi... có thể đụng đến.
Nên lựa chọn những thực phẩm tươi ngon nhất cho dịp Tết
Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 - 30 phút, đặc biệt là nếu dùng ăn sống. Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu dịp Tết, tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.
Bảo quản thức ăn đúng cách
- Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.
Không nên để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh
- Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32 độ C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh. Thịt cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm để lâu ngày, nhất là những thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đông lạnh đã quá hạn sử dụng.
Ngộ độc thực phẩm thường có những biểu hiện thông qua các triệu chứng xảy ra sau khi ăn uống như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê môi, tiêu chảy... Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể xử trí ở nhà bằng cách cố gắng nôn hết thức ăn đã ăn, uống nước muối pha loãng theo tỷ lệ 2 muỗng (thìa) muối/ cốc nước(250ml). Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.
Bình luận của bạn