Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên đi xét nghiệm tế bào cổ tử cung 3 năm/lần
Tầm soát ung thư cổ tử cung: Ba năm một lần
Yếu tố tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Bị ung thư da do nghiện "mốt" nhuộm da
Ốm hơn do tự ý thêm thuốc
Hội đồng bác sỹ từ trường Cao đẳng Khoa học tự nhiên Mỹ (ACP) đã tổng hợp các khuyến cáo từ 7 tổ chức y tế và các đội nhóm bác sỹ tại Hoa Kỳ và đưa ra các lời khuyên cho các thành viên phản ánh có các dấu hiệu mắc bệnh về tuyến vú, cổ tử cung, đại trực tràng, buồng trứng và tuyến tiền liệt.
Những chiến lược “sàng lọc thông minh” là những chiến lược giúp tăng lợi ích từ việc sàng lọc như giảm số lượng người chết do ung thư, chẩn đoán ung thư sớm, chống tác hại không đáng có như sự lo lắng từ kết quả dương tính giả, chẩn đoán quá mức hoặc quá liều cũng như kinh phí sàng lọc..
Dưới đây là những lời khuyên về việc sàng lọc từng căn bệnh ung thư:
Ung thư vú: Các bác sỹ được khuyên thảo luận về lợi ích và tác hại của việc sàng lọc ung thư vú với phụ nữ từ 40-49 tuổi, có sức khỏe tốt và yêu cầu chụp khối u ở ngực 2 năm/lần nếu họ yêu cầu.
ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ ở nhiều quốc gia
Phụ nữ từ 50 – 74 tuổi có sức khỏe tốt được khuyến khích đi chụp khối u ở ngực ít nhất 2 năm một lần.
Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên đi xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) 3 năm/lần. Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm pap smear 3/lần hoặc xét nghiệm pap smear và kiểm tra HPV 5 năm/lần.
Ung thư đại trực tràng: Người từ 50 – 75 tuổi được khuyên làm một trong bốn xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng: Xét nghiệm máu trong phân (FOBT) hoặc xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT) hàng năm, nội soi đại tràng sigma 5 năm/lần kết hợp với FOBT và FIT 3 năm/lần hay nội soi ruột già 10 năm/lần.
Ung thư buồng trứng: Không nên sàng lọc căn bệnh này vì nó không có tác dụng và sẽ làm tăng nguy cơ cho những người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
Ung thư tuyến tiền liệt: Bác sỹ được khuyên thảo luận về lợi ích và tác hại của việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ít nhất 1 lần (hoặc thường xuyên hơn nếu được yêu cầu) dành cho nam giới từ 50 – 69 tuổi, có sức khỏe tốt và tuổi thọ dự kiến nhiều hơn sau 10 năm. Bác bác sỹ nên đặt xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu ung thư tuyến tiền liệt PSA chỉ khi được yêu cầu có một kết quả sàng lọc rõ ràng. Xét nghiệm PSA không nên thực hiện thường xuyên từ 2 – 4 năm.
Bình luận của bạn