Lưu ý về kem chống nắng cho trẻ

Trẻ em nên dùng kem chống nắng chứa thành phần gì?

Da mụn nên dùng kem chống nắng thế nào?

Một vài lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

Đình chỉ, thu hồi trên toàn quốc lô Kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser

7 tiêu chí giúp bạn tìm ra kem chống nắng hoàn hảo

Tìm loại kem chống nắng phù hợp cho trẻ

Cha mẹ nên tìm các loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên hoặc có ghi trên nhãn là phổ rộng (broad spectrum). Loại kem chống nắng này giúp bảo vệ chống lại cả tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB).

Kem chống nắng trên nhãn ghi chống nước (water-resistant) hoặc rất chống nước (very water-resistant) sẽ có độ che phủ tốt và lâu nhất, đặc biệt là khi hoạt động ngoài trời hoặc đi bơi.

Ngoài ra, cha mẹ nên kiểm tra các thành phần hoạt tính và tìm kẽm oxit hoặc titan dioxit trong sản phẩm. Đây là thành phần chống nắng phổ rộng ít gây kích ứng khi trẻ có làn da nhạy cảm. Kem chống nắng chứa những thành phần này cũng được khuyên dùng cho những vùng nhạy cảm như mặt, vì không làm cay mắt.

Sự khác nhau giữa 2 loại kem chống nắng sunscreen và sunblock

Kem chống nắng sunscreen hấp thụ bức xạ tia cực tím bằng chất hóa học. Loại kem chống nắng này có nguy cơ làm bỏng mắt, trong khi kem chống nắng sunblock thì không.

Kem chống nắng sunblock chứa kẽm oxit hoặc titan dioxit, có tác dụng ngăn chặn các tia nắng mặt trời bằng cách làm phân tán bức xạ tia cực tím khi tiếp xúc. Sunblock bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB. Trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm kết hợp kem chống nắng sunscreen hóa học với chất chống nắng vật lý để có SPF cao hơn và độ che phủ phổ rộng.

Bảo vệ khỏi tia UVA và UVB có gì khác nhau?

Nên chọn cho trẻ kem chống nắng có khả năng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB

Nên chọn cho trẻ kem chống nắng có khả năng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB

Bảo vệ khỏi tia UVB ngăn ngừa cháy nắng. Tia UVA từ mặt trời hoặc giường tắm nắng nhân tạo, không dễ đốt cháy nhưng thâm nhập sâu hơn vào da, gây ra hiện tượng bong da, nhăn nheo và lão hóa do ánh nắng, cũng như khả năng miễn dịch của da bị ức chế. UVA cũng có thể gây ung thư. Kem chống nắng tốt nhất là loại có thể bảo vệ chống lại cả hai loại bức xạ tia cực tím này.

Có gì khác giữa kem chống nắng cho trẻ và cho người lớn?

Kem chống nắng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em thường thành phần hoạt tính giống như dành cho người lớn. Tuy nhiên, kem chống nắng dành em bé SPF 30 sẽ không bảo vệ da bé tốt hơn kem chống nắng SPF 30 thông thường nếu cả hai đều có khả năng chống nước và có cùng hoạt chất.

Tuy nhiên, một số loại kem chống nắng cho em bé có thể phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thậm chí cả người lớn có làn da nhạy cảm.

Kem chống nắng dạng kem, lotion và xịt có gì khác nhau?

Các hoạt chất trong kem chống nắng tốt cho da, nhưng có hại cho phổi. Với kem chống nắng dạng xịt, nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em (thường không giỏi nín thở) có nguy cơ cao hít phải các hóa chất này. Cha mẹ không nên sử dụng kem chống nắng dạng xịt cho trẻ em.

Lotion chống nắng thường chứa chất dưỡng ẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đối với trẻ em, loại kem đặc hơn sẽ phù hợp hơn, vì các sản phẩm nhờn hơn có xu hướng chống nước tốt hơn và độ che phủ lâu hơn.

Lưu ý khi thoa kem chống nắng cho trẻ

Nên thoa kem chống nắng trước khi mặc quần áo, ít nhất 15-30 phút trước khi ra nắng. Thoa lại sau mỗi 1-2 giờ, hoặc sớm hơn nếu trẻ bơi, đổ mồ hôi nhiều hoặc lau bằng khăn (kiểm tra nhãn sản phẩm để có chi tiết thời gian cần thoa lại). Thường kem chống nắng chống nước nên được thoa lại sau 40 hoặc 80 phút.

Kem chống nắng có chống được tất cả tia cực tím?

Kem chống nắng phổ rộng giúp bảo vệ chống lại bức xạ UVA và UVB. SPF cao hơn có thể ngăn chặn phần lớn các tia nắng mặt trời, nhưng không có loại kem chống nắng nào ngăn chặn được 100%. Do đó, bên cạnh sử dụng kem chống nắng, cha mẹ nên kết hợp các biện pháp chống nắng khác cho trẻ gồm đội mũ, quần áo dài tay và kính râm.

Tránh cho trẻ ra ngoài trong giờ nắng cao điểm (đặc biệt từ 10-14 giờ) vì đây là khi tia nắng mặt trời và bức xạ tia cực tím mạnh nhất. Nếu trẻ đi bơi, nên sau 3 giờ chiều.

 
Nguyễn Thanh (Theo Children's Hospital Colorado)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ