Hơn 14 triệu người mắc đái tháo đường type 2 do ăn uống không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng không khoa học làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2

Bạn cần biết gì về biến chứng đái tháo đường ở mắt?

8 bệnh mạn tính đang trở nên phổ biến trên thế giới hậu COVID-19

Làm sao để biết nếu bệnh đái tháo đường đang ảnh hưởng tới thận?

Biến chứng đái tháo đường: Điều gì xảy ra khi bạn không kiểm soát bệnh?

Đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose máu (đường huyết), gây tổn thương ở nhiều cơ quan như tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Đây là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều báo cáo dự đoán tỷ lệ người trẻ mắc đái tháo đường có thể tăng cao trong vòng 30-40 năm tới.

Theo Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường type 2 có sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường, đặc biệt là chất lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Đây cũng là kết luận tại nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên ngành y học Nature Medicine.

Để tìm ra mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh đái tháo đường type 2, các nhà khoa học tại Trường Khoa học Dinh dưỡng Friedman và Đại học Tufts (Mỹ) đã thu thập dữ liệu về chế độ ăn tại 184 quốc gia, từ năm 1990 đến 2018. Họ cũng phân tích các nghiên cứu về ảnh hưởng của thói quen ăn uống đến người mắc béo phì và đái tháo đường type 2.

Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, năm 2018, toàn cầu có thêm 14,1 triệu ca mắc đái tháo đường có nguyên nhân liên quan đến chế độ Dinh dưỡng kém. Ước tính cứ 10 ca mắc đái tháo đường type 2 thì có 7 trường hợp thực hiện chế độ ăn uống kém lành mạnh.

Chế độ ăn quá nhiều tinh bột tinh chế và đường thúc đẩy nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Chế độ ăn quá nhiều tinh bột tinh chế và đường thúc đẩy nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Những yếu tố hàng đầu thúc đẩy bệnh đái tháo đường gồm: Ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế, các loại thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích), thịt đỏ, khoai tây, uống nhiều nước ngọt. Carbohydrate tinh chế (với những ví dụ điển hình là đường đơn, bột mì trắng) đã loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng và chất xơ, nên tiêu hóa nhanh và dễ làm tăng đường huyết.

Đồng thời, chế độ ăn của người mắc đái tháo đường type 2 lại "thiếu vắng" ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, trái cây, các loại hạt, rau củ không tinh bột (ví dụ như rau ăn lá, cà tím, bông cải, măng tây, dưa chuột). Đây được coi là 5 nhóm thực phẩm giúp bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây đái tháo đường type 2 liên quan đến chế độ ăn.

TS Dariush Mozaffarian – Giáo sư về dinh dưỡng và y học tại Đại học Tufts, tác giả nghiên cứu nhận định: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ăn nhiều carbohydrate chất lượng kém là tác nhân hàng đầu có liên quan tới chế độ ăn thúc đẩy đái tháo đường type 2 trên toàn cầu."

Các quốc gia Bắc Âu, Trung Âu và Trung Á có tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 liên quan đến thói quen ăn uống cao nhất. Đây cũng là khu vực mà người dân ăn chủ yếu khoai tây và thịt đỏ như tại Ba Lan, Nga. Còn tại Nam Mỹ - nơi có tỷ lệ ca mắc mới cao nhất, nhóm nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân có thể do chế độ ăn phụ thuộc vào nước ngọt và thịt chế biến sẵn.

Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng của chế độ dinh dưỡng ngay từ thời niên thiếu, khi thói quen ăn uống được hình thành.

 
Quỳnh Trang (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất