Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế lượng đường trong thực phẩm ăn vào

Đái tháo đường giết chết 150 người Việt mỗi ngày!

Nên đo chỉ số đường huyết trước hay sau khi ăn?

Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?

Đường huyết tăng cao khi thức dậy có nguy hiểm không?

Không có một quy định cụ thể nào về dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường nhưng tất cả các bữa ăn của người bệnh cần dựa trên một nguyên tắc: Đa dạng dinh dưỡng và vừa đủ năng lượng. Các nhà khoa học sử dụng "liệu pháp dinh dưỡng y học" cho từng cá nhân để bệnh nhân có thể tiếp xúc với một chế độ ăn phù hợp nhất, giảm đường trong máu.

Bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn hợp lý vừa đáp ứng được sở thích ăn uống của bệnh nhân vừa kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của carbohydrate, chất đạm và chất béo riêng cho từng người nhằm đáp ứng các mục tiêu chuyển hóa của người đó. Một bữa ăn đa dạng chất dinh dưỡng cần phải có đủ các chất: Chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ...

Để có đủ các dưỡng chất trên, bữa ăn của bệnh nhân đái tháo đường cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.

Nhóm 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột.

Đặc điểm nhóm này: Chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột). Không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo.

Nhóm 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng.

Đặc điểm nhóm này: Chủ yếu cung cấp chất đạm (protein), phospho, sắt, vitamin. Nghèo glucid, calci (trừ sữa), vitamin C, A.

Nhóm 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu.

Đặc điểm nhóm này: Cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Ít hoặc không có protein, glucid, chất khoáng.

Nhóm 4: Nhóm rau, quả.

Đặc điểm nhóm này: Cung cấp chất khoáng, vitamin, chất xơ, nghèo năng lượng.

Bệnh nhân đái tháo đường tránh ăn gì?

Các loại thực phẩm có nhiều đường: Sau khi bạn ăn, các loại thức ăn này sẽ chuyển hóa thành đường (glucose), làm đường huyết tăng cao, nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn:

+ Đường, mật

+ Kẹo, mứt, các loại bánh ngọt

+ Kem, chè ngọt, siro, nước trái cây có đường, nước ngọt có gas

+ Bơ, mỡ, váng sữa v.v.

Các loại rượu

+ Không uống các loại rượu ngọt.

+ Không uống rượu lúc đói vì sẽ gây hạ đường huyết

+ Với bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, bạn có thể uống chút rượu (1 ly nhỏ) vào lúc ăn.

Tiêu Bắc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng