- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tập thể dục có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tự nhiên
Gợi ý một vài món ăn đêm lành mạnh cho người bị đái tháo đường
Chỉ số HbA1c là gì và bảng quy đổi các chỉ số đường huyết?
8 cách giảm kháng insulin, giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2
Tinh chất lá xoài được sản xuất ở đâu tại Việt Nam?
Theo dõi lượng đường huyết
Không chỉ giúp hỗ trợ giảm cân và giữ cho trái tim khỏe mạnh, tập thể dục còn giúp kiểm soát đường huyết. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp giảm đường huyết một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết trước và trong khi tập thể dục. Trong một số trường hợp, tập luyện quá sức có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp, dưới 70mg/dL. Khi bạn có các biểu hiện hạ đường huyết như vã mồ hôi, chân tay run rẩy, đói cồn cào, choáng váng… bạn nên uống 1 cốc sinh tố hoặc ngậm 1 - 2 chiếc kẹo ngọt để giảm các triệu chứng.
Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết trong khi tập thể dục
Tập thể dục đúng lúc
Nếu đang dùng thuốc hoặc insulin tác dụng nhanh, bạn nên trao đổi với bác sỹ về lịch tập thể dục của mình. Có thể bạn sẽ phải hạ liều thuốc để chống hạ đường huyết khi tập thể dục trong vòng vài giờ sau ăn.
Mặt khác, nếu dùng thuốc hoặc insulin tác dụng chậm, thuốc uống 1 lần/ngày, bạn nên bổ sung chất bột, đường trước khi tập thể dục. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong khi tập luyện để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm.
Cẩn thận hạ đường huyết khi tập thể dục
Hãy chú ý tới các dấu hiệu hạ đường huyết nguy hiểm như mệt mỏi, run rẩy...
Như đã nói ở trên, tập thể dục quá sức có thể gây hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Hãy nhớ rõ các dấu hiệu hạ đường huyết như: Cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, đồ mồ hôi nhiều, cảm thấy đói, đau đầu, trống ngực… Nếu thấy mình có các triệu chứng này, bạn nên ngừng tập luyện, kiểm tra đường huyết để kịp thời xử lý nếu cần thiết.
Cách xử lý khi người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết khi tập thể dục:
- Ăn ngay 15 - 20gr tinh bột hoặc đường tác dụng nhanh (như nước ép hoa quả, viên đường glucose mua tại hiệu thuốc, kẹo ngọt, bánh quy, 1 thìa cà phê mật ong, 2 - 3 thìa cà phê đường).
- Đợi 15 - 20 phút rồi kiểm tra lại đường huyết của bạn. Nếu đường huyết vẫn thấp và các triệu chứng hạ đường huyết chưa biến mất, tiếp tục ăn thêm 15gr tinh bột hoặc đường tương đương.
- Một khi đã cảm thấy tốt hơn, hãy ăn uống như bình thường để giữ đường huyết ở mức ổn định.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chú ý mang theo thông tin cá nhân (tình trạng sức khỏe, số điện thoại khẩn cấp, thuốc và hướng dẫn sử dụng).
Ăn nhẹ phù hợp với bài tập
Các bài tập vất vả như chạy bộ có thể khiến đường huyết hạ nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý bổ sung nhiều protein, carbohydrate hơn trước khi tập luyện để ổn định đường huyết tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường có thể chọn các món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây với bơ lạc, sữa chua Hy Lạp… trước khi tập luyện.
Tập luyện bao lâu là đủ?
Người bệnh đái tháo đường type 2 nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần. Các bài tập thể dục phù hợp là bài tập cường độ vừa như đi bộ nhanh, bơi lội… Nếu không có nhiều thời gian tập luyện, các bác sỹ khuyến cáo bạn có thể chia nhỏ thời gian tập luyện khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút.
Bảo vệ đôi bàn chân
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý đi giày đủ rộng, thoải mái khi tập luyện. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên bàn chân, phòng ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nếu có bất kỳ vết thương, vết xước nào trên bàn chân của mình.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.
Bình luận của bạn