- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Làm thế nào để giữ vùng da dưới cánh tay khô thoáng, thơm tho?
Nguyên liệu tự nhiên có thể thay thế sản phẩm khử mùi
Phải làm gì để hết mùi hôi chân?
Nguy cơ nhiễm trùng, ung thư da từ lăn khử mùi
Làm thế nào để thơm tho suốt ngày Hè?
Công dụng của acid với vùng da dưới cánh tay
Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok đang xuất hiện rất nhiều video hướng dẫn làm đẹp và chăm sóc cơ thể. Một trong những trào lưu được nhiều người chia sẻ là sử dụng các chất tẩy tế bào chết như acid glycolic (AHA) và acid salicylic (BHA) nhằm khử mùi "viêm cánh".
Theo TS. Christopher Bunick – chuyên gia da liễu tại Trường Y, Đại học Yale (Mỹ), người tiêu dùng nên hiểu rõ cơ chế gây mùi cơ thể trước khi sử dụng các loại mỹ phẩm trên. Các nhà khoa học đã phát hiện ra chủng vi khuẩn staphylococcus hominis trên da có thể biến mồ hôi thành các phụ phẩm gây mùi cơ thể. Khi đó, dùng các loại acid hữu cơ như acid glycolic, acid salicylic có thể giúp độ pH trên da, ngăn vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
TS. Brandon Cohen – chuyên gia da liễu tại Bệnh viện Cedars Sinai (Mỹ) cho hay, các loại acid này vốn có công dụng tẩy tế bào chết. Khi dùng lên vùng nách, sản phẩm giúp lấy đi da chết – nơi trú ngụ của vi khuẩn, nhờ đó có thể giúp kiểm soát mùi cơ thể.
Tuy nhiên, TS. Bunick nhấn mạnh, điều mà các video trên TikTok không nhắc tới là mồ hôi là nhân tố chính gây mùi cơ thể. Vi khuẩn trên da sẽ không tạo ra mùi nếu không có mồ hôi. Vì vậy, AHA, BHA không "đảm bảo" 100% sẽ giúp bạn đẩy lùi mùi hôi dưới cánh tay.
TS. Cohen cũng khuyến cáo, để xử lý tình trạng "viêm cánh", bạn nên tác động tới nguyên nhân đổ nhiều mồ hôi thay vì vi khuẩn. Đây cũng là cơ chế điều trị của các chuyên gia da liễu: Tiêm botox, dùng thuốc nhằm ngăn tiết mồ hôi.
Thận trọng khi dùng acid cho vùng da dưới cánh tay
Các chuyên gia cho rằng, nếu tình trạng mùi cơ thể không quá nặng, bạn có thể dùng sản phẩm chứa acid glycolic, acid salicylic để hỗ trợ kiểm soát mùi hôi. TS. Cohen khuyên bạn không nhất thiết phải đầu tư sản phẩm đắt tiền với nồng độ cao. Một gợi ý an toàn là dùng sữa tắm, sữa rửa mặt có chứa các acid này, khi rửa trôi sẽ giảm nguy cơ kích ứng da.
Vùng da dưới cánh tay thực chất khá mỏng, độ pH và kết cấu cũng khác da mặt. Những acid hữu cơ trên có thể gây kích ứng da nếu sử dụng ở nồng độ quá cao. Người có da nhạy cảm, đang gặp các bệnh lý về da nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử nghiệm dùng AHA, BHA trên da.
Ngoài ra, trên thị trường còn có có sản phẩm khử mùi dành riêng cho vùng da dưới cánh tay, có chứa acid glycolic, acid salicylic và acid mandelic. Các acid hữu cơ này đều có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Đây là lựa chọn thay thế cho các sản phẩm có chứa muối nhôm, nhất là khi bạn lo ngại nguy cơ vàng áo.
Bình luận của bạn