7 bộ phận trên cơ thể cần lưu ý làm sạch

Bạn đã thực sự quan tâm vệ sinh bàn chân chưa?

Tại sao bạn cần vệ sinh bình đựng nước thường xuyên?

Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ để phòng bệnh lây nhiễm

Giải pháp nào để NVSCC ở Việt Nam hết là nỗi ám ảnh?

Cách bảo quản và vệ sinh bàn chải đánh răng

Làm sạch da đầu

Ngay cả khi bạn gội đầu thường xuyên, da đầu vẫn có thể không được sạch hoàn toàn. Đặc biệt, những người có mái tóc dày có khả năng bỏ sót một vùng da nào đó cần làm sạch, hoặc không xả sạch hết được dầu gội và dầu xả. Để đảm bảo làm sạch da đầu, khi gội bạn nên tách thành từng lọn tóc dày để chắc chắn làm sạch được tất cả. Bạn nên dùng các đầu ngón tay để massage da đầu 9thay vì dùng móng tay) sẽ giúp bảo vệ da đầu khỏi bị kích ứng.

Nếu bạn có mái tóc đặc biệt dày, hoặc đang bị ngứa hay kích ứng da đầu, bạn có thể tham khảo dùng dầu gội thải độc cho da đầu ít nhất mỗi tháng một lần để loại bỏ sự tích tụ của sản phẩm gây bết dính gây ngứa và khó chịu.

Rửa mặt

Không dùng tẩy tế bào chết quá mức vì nhiều acid mạnh có thể làm hỏng da. Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 2 lần/tuần. Nhiều người dùng khăn ướt tẩy trang thay cho bước rửa mặt bằng nước. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp làm sạch tiện lợi tạm thời, không thể thay thế cho rửa mặt dưới vòi nước và với sữa rửa mặt.

Lưu ý: Rửa sạch hoàn toàn xà phòng trên da, đặc biệt vùng da dưới cằm để tránh gây ra mụn, lau khô mặt bằng khăn mềm sau khi rửa.

Vệ sinh tai

Nhiều người có thói quen dùng tăm bông để làm sạch tai. Nhưng việc này có thể gây nguy hiểm, tăm bông sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn thay vì lấy ra ngoài. Dần dần khiến ráy tai tích tụ vào màng nhĩ, có nguy cơ bị giảm thính lực hoặc ống tai bị tắc.

Lưu ý khi dùng tăm bông lấy ráy tai

Lưu ý khi dùng tăm bông lấy ráy tai

Để làm sạch tai đúng cách, hãy nhớ rằng phần bên trong tai có khả năng tự làm sạch. Ráy tai là một chất tự làm sạch do cơ thể tự sản xuất ra. Thông thường, ráy tai sẽ tự tìm đường ra khỏi tai một cách tự nhiên thông qua động tác nhai hoặc các cử động khác của xương hàm. Nếu bạn vẫn muốn làm sạch tai, có thể tham khảo dùng thuốc nhỏ loại bỏ ráy tai tự nhiên.

Đối với vệ sinh bên ngoài tai, chú ý rửa thường xuyên và nhẹ nhàng, không quên rửa phần sau tai vì nhiều người có thể bỏ quên vùng da này.

Làm sạch răng

Đánh răng sẽ không hoàn toàn làm sạch răng. Nếu bạn không dùng chỉ nha khoa, vi khuẩn có hại vẫn tồn tại trong khoang miệng. Ngoài ra, sẽ tạo điều kiện cho acid lactic phát triển, loại acid này ăn mòn men răng và gây sâu răng. Bạn nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên như đánh răng, ít nhất hai lần một ngày.

Khi đánh răng, bạn nên nghiêng bàn chải một góc 45 độ với răng ngay tại vị trí răng tiếp xúc với nướu. Đưa bàn chải chuyển động tròn nhỏ khoảng 8-10 giây cho mỗi khu vực. Nên chọn bàn chải mềm, tránh loại cứng vì có thể làm mòn vĩnh viễn bề mặt răng và nướu.

Rửa tay

Để làm sạch tay đúng cách, bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, tạo bọt trên lòng bàn tay, mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay. Theo một nghiên cứu do Đại học Bang Michigan, Mỹ thực hiện vào năm 2013, chỉ 5% số người trong tổng 3.749 người được quan sát trong nhà vệ sinh công cộng đã rửa tay đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn; Khoảng 30% không sử dụng xà phòng và có đến 10% không rửa tay. Việc rửa tay đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa vi trùng lây lan và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Vệ sinh rốn

Có cần vệ sinh rốn hàng ngày không?

Có cần vệ sinh rốn hàng ngày không?

Một nghiên cứu bởi Thư viện Khoa học Công cộng (the Public Library of Science), California, Mỹ cho thấy rốn là bộ phận bẩn nhất trên cơ thể, chứa vô số vi khuẩn khác nhau. Nước chảy qua rốn khi tắm không đủ để làm sạch hoàn toàn rốn. Lưu ý rửa rốn khi tắm bằng cách rửa nhẹ nhàng với tăm bông ngâm trong nước ấm và xà phòng, sau đó rửa lại với nước.

Rửa sạch bàn chân

Khi tắm, nước và xà phòng đều sẽ chảy xuống chân nhưng sẽ không đủ để làm sạch bàn chân. Bạn nên sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để vệ sinh bàn chân mỗi ngày. Sau khi tắm, bạn đừng quên lau khô chân, lau kỹ bàn chân, kể cả giữa các ngón chân để tránh tình trạng bị nấm ở chân hoặc móng chân, hoặc mụn cóc ở lòng bàn chân do ẩm quá mức.

 
Nguyễn Thanh (Theo Best Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp