Mang u nang buồng trứng nặng bằng 10 bé sơ sinh

TS. Erik Hanson Viana, bệnh viện General Mexico, đã phẫu thuật lấy ra khối u được xem là lớn nhất thế giới này.

Bị u nang buồng trứng dùng thực phẩm chức năng lâu dài được không?

Sau phẫu thuật u nang buồng trứng, việc mang thai có bị ảnh hưởng?

Đâu là biến chứng của u nang buồng trứng?

Người bị u nang buồng trứng không nên ăn gì?

Vào thời điểm phẫu thuật cuối năm ngoái, khối u nặng tới 33 kg và đẩy cô gái 24 tuổi người Mexico vào nguy cơ suy tim do nó chèn ép cơ quan nội tạng, gây khó khăn cho việc đi lại, hít thở và ăn uống của cô.

TS Hanson cho biết: “Đây là u nang buồng trứng lớn nhất tôi từng mổ và có lẽ cũng lớn nhất thế giới (Khối u lớn nhất thế giới từng được biết đến nặng tới 14,2kg vào năm 1902.). Nó chiếm tới 95% thể tích bụng của bệnh nhân với vòng bụng lên tới 157cm.

Trước đó, do thấy thừa cân nên bệnh nhân đã áp dụng chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, trong khi mặt, tay và chân ngày càng thon thả thì vùng bụng lại lớn lên không ngừng.

Khi tôi gặp cô gái, cô ấy đi như thể đang phải mang vác đồ rất nặng bởi khối u đã chèn ép phổi của cô".

Toàn cảnh khối u nang buồng trứng nặng bằng 10 đứa trẻ qua siêu âm

Khoảng 20% u nang buồng trứng là ác tính, có nghĩa là nếu u nang bị thủng, sẽ có nguy cơ rò rỉ tế bào ung thư vào cơ thể bệnh nhân

“Một số chuyên gia cho biết khối u lớn thường có đường kính hơn 10cm, nặng hơn 12 kg nhưng khối u này lớn hơn tất cả các u từ trước đến nay họ biết

Nếu chúng tôi không mổ lấy ra, cô gái sẽ không thể đi lại, bị suy dinh dưỡng vì không thể ăn uống. Rất khó để nói cô gái có thể sống được bao lâu nhưng chất lượng sống sẽ rất tệ”, TS Hanson nói.

Đọc các tài liệu tìm được, khối u lớn nhất từng được ghi vào kỷ lục là khối u nặng 14,2 kg vào năm 1902.

Các bác sĩ đã rất cẩn thận khi bóc tách khối u để tránh mầm bệnh lây lan.
TS. Erik Hanson Viana ôm khối u sau 5 tiếng thực hiện bóc tách nó

TS. Hanson cho biết:: “Hai ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể đi lại trong bệnh viện. So với trước đây, khi phải mang khối u 33 kg trước bụng thì việc đi lại này giống như đi trên mặt trăng.

“Khi gặp lại cô gái sau 6 tháng phẫu thuật để kiểm tra sẹo và các vấn đề khác, cô đã khỏe mạnh hoàn toàn. Cô gái có thể đứng thẳng. Cô có thể đi bộ như bình thường mà không cần gậy hay bất kỳ sự trợ giúp nào. Bụng của cô gái cũng đã phẳng”.

“Lớp màng bọc khối u này chỉ mỏng chưa tới 1mm nên phải rất khó khăn ê kíp mới bóc tách được nguyên vẹn, hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ các tế bào trong khối u ra cơ thể bệnh nhân”.

Sẹo mổ kéo dài từ ngực tới qua rốn bệnh nhân.

Vùng da dạn và bị kéo dãn do sự tăng trưởng của khối u cũng đã được cắt bỏ và giờ cô gái có một chiếc bụng khá phẳng phiu.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư