Thế kỷ 21 rồi, đừng mãi đo nhiệt độ ở nách

Mẹo cặp nhiệt độ đúng cách chuẩn không cần chỉnh

Cách hạ nhiệt cho trẻ sơ sinh vào hè

Nguy hiểm khi trẻ bỗng nhiên hạ nhiệt

Lưu ý khi dùng 2 loại thuốc hạ sốt, giảm đau phổ biến

Trẻ ho nhưng không sốt là bệnh gì?

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển là nguyên nhân khiến người có sức đề kháng yếu, người già, đặc biệt là trẻ em dễ bị ốm, sốt. Sốt là một phản ứng của cơ thể khi có tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm hoặc do bị nhiễm virus gây bệnh. Thực chất, sốt chỉ là một triệu chứng chứ không thể coi là một bệnh, nó có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết, sốt phát ban hay cảm cúm và sốt siêu vi. Vì vậy, mỗi nhà nên dự phòng sẵn thuốc hạ sốt và cặp nhiệt độ để dùng khi cần thiết.

Tuy nhiên, có một chiếc cặp nhiệt độ là chưa đủ mà còn phải biết cách sử dụng chúng để có kết quả chính xác cũng như không gây tổn thương cho trẻ. Vậy cặp nhiệt độ cho trẻ như thế nào và cặp nhiệt độ đúng cách ra sao, hãy cùng Health+ tìm hiểu trong infogrpahic dưới đây:

Trong thời điểm giao mùa, trẻ hay bị các bệnh về đường hô hấp là do lứa tuổi này sức đề kháng kém, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công. Do vậy, cha mẹ nên tăng cường cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy; Dặn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh; Ngoài dinh dưỡng thiết yếu trong các bữa ăn, nên sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể; Tập thể dục đều đặn mỗi ngày...

Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, sổ mũi, thở nhanh, sốt, bú kém (với trẻ còn bú mẹ) cần đưa đi khám bác sỹ ngay, tránh tình trạng tự cho trẻ uống thuốc vì dễ làm trẻ nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, vừa gây biến chứng làm việc điều trị càng trở nên phức tạp và tốn kém.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp