- Chuyên đề:
- Viêm thanh quản
Nhiều người khi ăn hạt hướng dương thì bị ho, khàn giọng
Khàn tiếng do viêm thanh quản cấp và cách cải thiện
Nên làm gì khi bị khàn tiếng lâu ngày?
Làm thế nào để hết khàn tiếng?
Đừng chủ quan khi bị khàn tiếng lâu ngày
Vì sao ăn hạt hướng dương dễ bị khàn giọng?
Hạt hướng dương giàu chất béo và chứa nhiều tinh dầu, đạm và ít chất bột. Trong cấu tạo của hạt hướng dương thường có 3 lớp đó là: Lớp vỏ cứng, lớp vỏ lụa (màng) và lớp hạt. Tuy nhiên, khi ăn đa số mọi người chỉ bóc lớp vỏ ngoài mà vẫn sử dụng cả lớp vỏ lụa, đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất tiếng, khàn giọng.
Ngoài ra, hạt hướng dương thường bị nhiễm nấm Aspergillus – loại nấm xuất hiện khi để ngũ cốc quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện môi trường không đảm bảo. Khi ăn phải, chất béo trong hạt hướng dương sẽ bị biến đổi thành những chất oxy hóa có hại gây kích thích niêm mạc họng.
Cách trị khàn giọng, mất tiếng do ăn nhiều hướng dương thế nào?
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp giữ ẩm dây thanh quản, làm dịu cơn ho và giúp bạn thoát khỏi cảm giác khô, ngứa cổ họng. Vào những ngày Tết, trời có chút se lạnh, bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Ngoài ra, năn nhiều rau, hoa quả cũng là những phương pháp hay để bổ sung nước cho cơ thể.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng sát khuẩn và chữa lành các mô đang kích thích trong cổ họng, gây nên mất tiếng.
Bạn pha thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm, súc họng 2 - 3 lần/ngày cho đến khi giọng nói được khôi phục trở lại. Nên súc miệng sau khi đánh răng buổi sáng và buổi tối để đảm bảo hiệu quả nhất.
Lưu ý, bạn tuyệt đối không pha nước muối quá mặn vì việc này sẽ làm cho các tế bào vùng cổ họng sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn và cơ thể bị dư thừa muối.
Sử dụng gừng
Gừng là loại thảo dược có công dụng rất tốt trong việc trị ho và mất tiếng. Ăn gừng giúp kích thích thanh quản tiết chất nhầy, làm giảm cảm giác ngứa và ho, đồng thời làm sạch các độc tố khỏi thanh quản. Bạn có thể thêm tỏi băm vào nấu cùng các món ăn hàng ngày hoặc làm trà gừng để uống.
Sử dụng tỏi
Tỏi có khả năng giảm đau rát cổ họng và ngừa viêm hiệu quả do trong tỏi chứa nhiều nguyên tố vi lượng và chất kháng sinh acillin.
Ngoài có công dụng làm gia vị quen thuộc của gian bếp thì tỏi cũng có thể được sử dụng để trị ho, khàn tiếng theo các cách sau: Tép tỏi để cả vỏ, đập dập rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút, sau đó uống trực tiếp (mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê). Ngoài ra, bạn có thể bóc bỏ vỏ ngoài của tỏi, đun sôi với một chén nước và vài viên đường phèn trong khoảng 15 phút, sau đó chờ nguội và uống trực tiếp./
Bình luận của bạn