Miếng dán tránh thai giải phóng hormone qua da, ngăn ngừa rụng trứng
Miếng dán tránh thai có gì khác thuốc?
Biện pháp tránh thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này?
Tại sao vẫn chưa có thuốc tránh thai dành cho nam giới?
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai và lựa chọn thuốc tránh thai phù hợp
Miếng dán tránh thai là gì?
Mỗi miếng dán có chứa các hormone tương tự như viên thuốc kết hợp estrogen và proestogen - và hoạt động tương tự như thế, bằng cách ngăn ngừa trứng rụng mỗi tháng. Nó cũng làm dày chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung hơn và làm mỏng niêm mạc tử cung khiến trứng dù được thụ tinh cũng khó làm tổ.
Cách sử dụng miếng dán tránh thai
Dán miếng dán lên da, để yên trong 7 ngày. Vào ngày thứ 8, tháo bỏ miếng dán cũ, thay miếng dán mới. Liên tục làm như thế trong vòng 3 tuần, tuần thứ 4 không dán. Trong tuần thứ 4 không dán, có thể bạn sẽ có kinh nguyệt (mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra). Sau 7 ngày không dán miếng dán tránh thai, hãy dán miếng mới và bắt đầu lại chu kỳ 4 tuần. Bạn nên bắt đầu dán miếng mới khi đến lịch, ngay cả khi vẫn đang có kinh nguyệt.
Nên dán miếng dán tránh thai vào vùng nào trên cơ thể?
Bạn cần dán miếng dán tránh thai trực tiếp lên vùng da sạch, khô và không có nhiều lông. Không nên dán miếng dán lên vùng da bị đau, kích thích, nơi thường bị cọ xát do quần áo chật, ngực. Thay đổi vị trí của mỗi miếng dán mới để giúp giảm nguy cơ kích ứng da.
Bạn cần dán 3 miếng dán tránh thai trong 3 tuần liên tiếp
Khi nào miếng dán tránh thai có hiệu quả?
Nếu bạn bắt đầu sử dụng miếng dán vào ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ được bảo vệ ngay lập tức. Nếu bạn bắt đầu sử dụng vào bất kỳ ngày nào khác, thì cần phải sử dụng thêm một hình thức tránh thai bổ sung, như bao cao su, trong 7 ngày đầu tiên. Bạn nên nói chuyện với bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia về thời điểm dán miếng dán tránh thai phù hợp.
Phải làm gì nếu miếng dán tránh thai bị rơi ra?
Miếng dán tránh thai dính rất chắc, kể cả khi bạn tắm hay đi xông hơi. Nếu miếng dán bị rơi ra, việc bạn cần làm phụ thuộc vào thời gian nó đã ở trên da.
Nếu nó bị rơi ra dưới 48 tiếng: Dán lại càng sớm càng tốt nếu nó vẫn còn dính. Nếu nó không còn dính nữa, hãy dùng miếng mới (đừng cố dán lại miếng dán cũ bằng keo dính).
Nếu miếng dán tránh thai bị rơi ra sau khi sử dụng 6 ngày hoặc ít hơn, hãy áp dụng phương pháp tránh thai bổ sung, như bao cao su trong 7 ngày.
Nếu nó bị rơi ra sau 48 tiếng hoặc bạn không chắc là bao lâu: Hãy dùng miếng dán mới càng sớm càng tốt và bắt đầu một chu kỳ sử dụng miếng dán tránh thai mới (đây là sẽ ngày đầu tiên trong chu kỳ sử dụng miếng dán tránh thai của bạn). Bạn cũng cần sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung, như bao cao su trong 7 ngày tiếp theo.
Các vị trí bạn có thể dán miếng dán tránh thai
Ai có thể sử dụng miếng dán tránh thai?
Miếng dán tránh thai không phù hợp với tất cả mọi người. Bạn không nên sử dụng miếng dán tránh thai trong trường hợp:
- Đang cho con bú dưới 6 tuần tuổi;
- Hút thuốc lá và trên 35 tuổi;
- Trên 35 tuổi và ngừng hút thuốc chưa đầy 1 năm;
- Thừa cân, béo phì;
- Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh động kinh, bệnh lao hoặc HIV;
- Có cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch (hoặc trong gia đình có người bị cục máu đông);
- Mắc bệnh tim, hoặc một bệnh ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu (bao gồm cả tăng huyết áp);
- Mắc bệnh lupus, ung thư vú, đau nửa đầu, bệnh gan hoặc túi mật, đái tháo đường.
Ưu điểm của miếng dán tránh thai
- Dễ sử dụng, không ảnh hưởng đến chuyện tình dục;
- Không cần phải suy nghĩ về nó mỗi ngày, chỉ cần nhớ thay mới mỗi tuần;
- Các hormone từ miếng dán không bị ảnh hưởng do các vấn đề về dạ dày (khi bị nôn mửa hay tiêu chảy vẫn không ảnh hưởng gì);
- Giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, ít đau bụng kinh hơn;
- Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt;
- Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, tử cung, giảm nguy cơ u xơ, u nang buồng trứng...
Nhược điểm của miếng dán tránh thai
- Dễ nhìn thấy;
- Gây kích ứng da, ngứa và đau nhức;
- Không bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Tác dụng phụ tạm thời có thể gặp khi mới sử dụng miếng dán như đau đầu, buồn nôn, đau vú và thay đổi tâm trạng. Các triệu chứng này sẽ giảm sau một vài tháng.
- Chảy máu giữa chu kỳ hoặc có đốm máu trong vài chu kỳ đầu tiên;
- Có thể tương tác với một số loại thuốc nào đó dẫn đến kém hiệu quả.
Bình luận của bạn