Những rủi ro khi kết hợp thuốc với rượu, bia

Không nên sử dụng rượu, bia khi đang dùng thuốc

Dòng chảy Sức khỏe+: Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ uống rượu bia mức nguy hại ở nam giới xuống dưới 35%

Thêm gia vị vào bữa ăn là một cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột

Chuyên gia gợi ý biện pháp đơn giản giúp hạn chế uống rượu bia

Điều gì sẽ xảy ra khi "bỏ rượu 1 tháng"

Nhiều người sử dụng rượu, bia với mục đích tăng cảm xúc tích cực và giảm tiêu cực. Tuy nhiên, khi họ đang phải dùng một số loại thuốc để chữa bệnh, thì rượu, bia có thể để lại những tác động xấu tới sức khỏe, đồng thời, làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, hai chuyên gia Emmanuel Kuntsche và Sarah Callinan khuyên rằng, mọi người không nên uống rượu, bia và đồ uống có cồn khi đang dùng một số loại thuốc sau.

Khi kết hợp rượu và thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời gây ra một số tác dụng phụ, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong

Khi kết hợp rượu và thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời gây ra một số tác dụng phụ, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong

1. Thuốc + đồ uống có cồn = ngủ mê, hôn mê, chết

Uống rượu hoặc đồ uống có cồn trong khi sử dụng thuốc sẽ gây ức chế thần kinh trung ương làm giảm cảm giác hưng phấn, đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khiến bạn buồn ngủ hơn, làm chậm nhịp thở, nhịp tim, nặng hơn có thể hôn mê và tử vong. Những tác dụng phụ này có khả năng cao xảy ra khi "kết hợp" đồ uống có cồn với các loại thuốc điều trị các chứng trầm cảm, lo lắng, tâm thần phân liệt, giảm đau (ngoại trừ paracetamol), rối loạn giấc ngủ, dị ứng, cảm lạnh và cúm.

Uống rượu và thuốc cùng thời điểm có thể khiến bạn rơi vào trạng thái hôn mê

Uống rượu và thuốc cùng thời điểm có thể khiến bạn rơi vào trạng thái hôn mê

2. Thuốc + rượu = thêm tác dụng phụ

Một số loại thuốc khi kết hợp cùng rượu sẽ làm tăng thêm tác dụng phụ, khiến cơ thể bạn trở nên tệ hơn, điều này tác động đến hoạt động sống của bạn.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kết hợp rượu

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kết hợp rượu

Ví dụ với thuốc ngủ zolpidem khi uống cùng rượu sẽ có tác dụng phụ hiếm gặp nghiêm trọng như ngủ khi đang ăn, ngủ trong khi lái xe, mộng du…

3. Thuốc + Bia = Tăng huyết áp

Bên cạnh những loại thuốc nên tránh kết hợp với rượu, bia cũng là “kẻ thù” của một số loại thuốc, bạn cần tránh để gây hại cho sức khỏe. Một số loại bia thủ công, bia có cặn, bia Bỉ, Hàn Quốc, châu Âu, châu Phi có chứa hàm lượng tyramine cao – một chất tự nhiên được cơ thể phân hủy, không có tác hại. Tuy nhiên, những loại bia này thường tương tác với chất ức chế monoamine oxidase trong các loại thuốc như: trầm cảm, điều trị ung thư... Khi hai chất này tương tác với nhau sẽ ngăn cơ thể bạn phân hủy tyramine. Đây là nguyên nhân làm tăng nồng độ tyramine trong cơ thể bạn, khiến huyết áp của bạn tăng lên mức nguy hiểm.

Việc kết hợp này cũng khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng

Việc kết hợp này cũng khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng

4. Thuốc + rượu = những tác hại ngay cả khi bạn dừng uống rượu

Nếu bạn đang dùng metronidazole – thuốc điều trị bệnh vẩy nến nặng hoặc được cấy ghép nội tạng, bạn nên tránh uống rượu và đồ uống có cồn trong khi sử dụng thuốc và trong ít nhất 24 giờ sau khi ngừng dùng thuốc. Bởi khi loại thuốc này tương tác với rượu, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đỏ bừng mặt và cổ, cảm thấy khó thở hoặc chóng mặt, tim có thể đập nhanh hơn bình thường hoặc hạ huyết áp. Vấn đề này vẫn có thể xảy ra sau khi bạn ngừng uống thuốc. Vì vậy nên tránh uống rượu khi đang uống thuốc hoặc trong ít nhất 24 giờ sau khi uống thuốc.

Ngay cả khi bạn dừng việc sử dụng thuốc, tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra khi kết hợp rượu và thuốc

Ngay cả khi bạn dừng việc sử dụng thuốc, tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra khi kết hợp rượu và thuốc

Ngoài ra, một số loại thuốc có chứa chất acitretin khi kết hợp với rượu, chất này sẽ bị chuyển hóa thành một loại chất khác là etretinate – chất gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nên tránh uống rượu khi đang sử dụng thuốc và sau 2 tháng dừng uống thuốc.

 
Nguyễn Huyền (Theo Science Alert)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp