Một số thuốc NSAIDs có thể làm gia tăng nguy cơ suy tim

Sử dụng thuốc NSAIDs bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ suy tim

Suy tim đẩy nhanh quá trình mãn dục ở nam giới

Bạn cần biết ngay: Cách phòng và điều trị suy tim ở người cao tuổi

Suy tim tăng gấp 3 lần ở người trên 60 tuổi vào năm 2060

Phát hiện triệu chứng mới giúp nhận biết suy tim tiến triển nặng hơn

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được kê để giảm đau và giảm viêm nhiễm bằng cách ức chế hoạt động của các enzyme COX- 1 và COX- 2 tham gia sản xuất chất hóa học có tên prostaglandin, là tác nhân chính gây viêm nhiễm.

Theo nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Giovanni Corrao của ĐH Milano-Bicocca, Italia, các nghiên cứu trước đã đưa ra các bằng chứng thuyết phục rằng thuốc NSAIDs bao gồm cả COX- 2, một thế hệ thuốc NSAIDs mới, có thể làm tăng nguy cơ suy tim. Những hướng dẫn lâm sàng, như của Cộng đồng Tim mạch Châu Âu, đã khuyến cáo hạn chế chỉ định NSAIDs đối với bệnh nhân đang có nguy cơ cao bị suy tim, trong khi các bệnh nhân đã được chuẩn đoán suy tim nên ngưng sử dụng thuốc NSAIDs hoàn toàn. Tuy vậy, vẫn còn ít thông tin về nguy cơ suy tim có liên quan tới việc sử dụng của một số thuốc NSAIDs riêng biệt (gồm chất ứng chế COX- 2 và NSAIDs truyền thống) trong thử nghiệm lâm sàng, và đặc biệt trong tương tác thuốc.

9 loại thuốc NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ nhập viện vì suy tim

Từ đó, Corrao và nhóm đã quyết định ước lượng cách sử dụng và liều dùng cho từng thuốc NSAIDs có ảnh hưởng nguy cơ nhập viện do suy tim.

9 loại thuốc NSAIDs có liên quan đến nguy cơ suy tim

Các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu về sức khỏe cộng đồng trong 4 nước ở châu Âu: Đức, Italia, Hà Lan và Vương quốc Anh.

Trong đó có dữ liệu của hơn 10 triệu người sử dụng các thuốc NSAIDs. Cuộc phân tích bao gồm 27 loại thuốc NSAIDs, trong đó có 4 loại là chất ức chế chọn lọc COX- 2.

Nhìn chung, các nhà phân tích tìm ra rằng những người đang sử dụng NSAIDs (xác định là những cá nhân dùng NSAIDs trong khoảng 14 ngày gần đây) có nguy cơ nhập viện do suy tim cao hơn 19% so với người đã ngưng sử dụng NSAIDs cách đây ít nhất 183 ngày.

Sau khi tính toán thêm các nhân tố có thể tác động khác, các nhà nghiên cứu xác định được 7 loại thuốc NSAIDs phổ biến (diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketorolac, naproxen, nimesulide, và piroxicam) làm gia tăng nguy cơ nhập viện do suy tim, cũng như hai loại thuốc ức chế COX- 2 (là etoricoxib và rofecoxib).

Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu xác định được mối quan hệ về liều đáp ứng với nguy cơ nhập viện vì suy tim: Với liều lượng sử dụng rất cao, diclofenac, etoricoxib, indomethacin, piroxicam, và rofecoxib làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện do suy tim.

Corrao và cộng sự nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ chỉ là dạng nghiên cứu qua quan sát nên họ không thể xác nhận mối liên hệ nhân quả giữa sử dụng NSAIDs và bệnh suy tim. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu tin khám phá của họ có ý nghĩa rất quan trọng với sức khỏe cộng đồng và cho rằng: “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng rằng việc sử dụng cả chất ức chế COX- 2 và các thuốc NSAIDs truyền thống hiện nay có liên quan đến nguy cơ gia tăng suy tim. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào liều dùng. Vì bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng, nên việc ước lượng tác động của những rủi ro đó có thể có ích cho các thử nghiệm lâm sàng và quản lý điều trị suy tim”.

Hoa Mít H+ (Theo Medicalnewstoday)

Để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có chứa thành phần như Đan Sâm, Natto, Vàng đằng và L-carnitin đã được kiểm chứng lâm sàng giúp giảm nhanh triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở và ngăn ngừa suy tim tiến triển.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch