Mùa dịch Covid-19: Đừng tự "giết mình" bằng sự sợ hãi, kỳ thị

Tại nhiều quốc gia Âu Mỹ, những người đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 bị kỳ thị, xa lánh (ảnh Vietnamnet)

18 cách tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch

Vì sao người cao tuổi dễ mắc COVID-19?

Dịch COVID-19: Lọt 1 ca, nguy hiểm cả cộng đồng

Bạn đã biết những số liệu này của virus Sars-CoV-2?

Nhận diện một số vấn đề của ngành Dược qua khủng hoảng dịch COVID-19

Dịch Covid-19: Không chủ quan trước những diễn tiến tốt của dịch tại Việt Nam

"Trước khi chết vì dịch, người ta đã chết vì sự kỳ thị" là nhận định của bác sỹ Nguyễn Văn Dũng - Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, khi chia sẻ về diễn tiến phức tạp của dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện nay.
Theo bác sỹ Dũng: Sợ hay sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế tồn tại cơ bản xảy ra trong phản ứng với một kích thích cụ thể, chẳng hạn như đau hoặc nguy hiểm đe dọa. Nói ngắn gọn, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại. Sợ hãi nên được phân biệt với các trạng thái cảm xúc liên quan của sự lo lắng, thường xảy ra mà không có bất kỳ mối đe dọa từ bên ngoài. Ngoài ra, sợ có liên quan đến hành vi cụ thể của thoát ra hay lảng tránh, trong khi lo lắng là kết quả của các mối đe dọa được cho là có thể không kiểm soát hoặc không thể tránh khỏi. Đáng chú ý là lo sợ hầu như luôn luôn liên quan đến các sự kiện trong tương lai, chẳng hạn như làm xấu đi tình hình, hoặc tiếp tục tình huống đó mà không thể chấp nhận. Sợ hãi cũng có thể là một phản ứng tức thì đến một cái gì đó hiện tại đang xảy ra.
Một loạt quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ bắt đầu tiến hành các bước phòng dịch (ảnh Vietnamnet)
Theo Đông y, sợ hoặc lo lắng quá sẽ hại thận. Cũng theo Đông y, thận chủ tinh tủy. Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh. Tinh được tàng trữ ở thận,tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh tuỷ cho não. Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết,  được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Điều đó lý giải tại sao nhiều người do lo sợ thái quá mà chỉ qua một đêm đã bạc trắng mái tóc? Sợ quá cũng có thể làm co cứng cơ bắp, ú ớ, không la thành tiếng? Tai nạn cũng thường xảy ra khi sự lo lắng choán hết tâm trí, làm con người ta có thể lơ đễnh mà lao vào chỗ nguy hiểm hoặc không phản xạ kịp trước các mối nguy hiểm ở ngoài đời.
Vì vậy đừng quá lo sợ hoặc làm người khác sợ hãi!
Covid -19 đang bùng phát tại Italia khiến người dân nhiều nơi lo lắng. (Ảnh Reuters)
Sự lo lắng thái quá hoặc tâm lý kỳ thị những người mắc bệnh cũng làm người ta sợ hãi mà mất ăn mất ngủ, sức khỏe và sức đề kháng yếu đi. Nhiều người vô tình tiếp xúc với người mắc dịch Covid-19 hoặc do bắt buộc phải tới vùng dịch mà bị nhiễm hay mắc bệnh này. Vũ Hán, trung tâm dịch của Trung Quốc và thế giới, có tới 17.000 nhân viên y tế bị nhiễm virus và một số họ đã hy sinh. Họ không đáng bị kỳ thị mà đáng được tuyên dương.
Cách ly là một biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, cách ly cũng làm mất đi nhiều sự tự do cá nhân và vì thế nhiều người bị hoảng sợ khi bị cách ly hoặc bị kỳ thị, xa lánh khi đeo khẩu trang hoặc ho, hắt hơi ở nơi đông người. 
Nhưng cùng một triệu chứng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho chỉ là một triệu chứng hay phản xạ, phản ứng của cơ thể trước tác động bên ngoài nhằm bảo vệ cơ thể. Những người bị lạnh, hít phải khói thuốc lá, không khí bụi hoặc dị ứng với không khí ô nhiễm cũng có thể ho, hắt hơi mà không hề mắc bệnh. Các triệu chứng đủ của Covid 19, hay còn gọi là hội chứng, thường bao gồm ho, khó thở và sốt. Vì vậy đừng vội kỳ thị một người nào đó khi ho chỉ ho hoặc hắt hơi. Bạn có quyền tránh xa họ chứ không phải là kỳ thị họ?
Sự kỳ thị có thể làm người khác sợ hãi, trầm cảm. Sự tổn thương này ở những người bị mắc hoặc nhiễm bệnh dịch sẽ khiến việc điều trị khó hơn và dễ tử vong hơn. Càng nhiều người bị tử vong thì xã hội lại càng hoảng loạn hơn và khiến nhiều người sợ cách ly hơn. Vì vậy hãy từ bi và cảm thông với những người bị cách ly. Hãy dừng việc chửi rủa, trì triết những người đáng thương ấy trên mạng xã hội. Hãy tỉnh táo để đón nhận các thông tin chính thống.  
“Một nửa sự thật” không phải là sự thật vì vậy chúng ta cần có cái nhìn toàn diện tránh gây hoang mang dư luận biến mình vô tình trở thành những anh hùng bàn phím xúc phạm người vô tội.
Theo thông tin từ Bộ Công An, tính tới hết tháng 2 đã có hơn 170 trường hợp bị triệu tập vì đăng tin sai lệch về dịch covid-19, đề nghị gỡ thông tin. Hơn 40 trường hợp không hợp tác, không gỡ thông tin sẽ bị xử lý hình sự khi đủ điều kiện.
Mong rằng sau những sự việc như thế này, cộng đồng chúng ta sáng suốt, bình tĩnh đừng để tin giả hoành hành trên mạng trở thành một "Đại dịch" nguy hiểm hơn cả Covid-19!
Đừng tự “giết” mình bằng sự sợ hãi hoặc giết người khác bằng sự kỳ thị!
Chí Thiện
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết