Mùa Đông tắm như thế nào để không bị ốm?

Tắm sai cách dễ dẫn đến đột quỵ

Ngứa da sau khi tắm mùa Đông phải làm sao?

Những thực phẩm ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Chăm sóc da mùa Đông bằng 7 nguyên liệu tự nhiên

Cạo gió chữa cảm lạnh cần lưu ý

Không tắm quá nhiều

Mùa Đông là lúc thời tiết trở nên hanh khô khiến làn da trở nên căng, thậm chí rất khô. Thêm vào đó, việc tắm quá nhiều sẽ làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên da dẫn đến làm tổn thương lớp biểu bì của da, có thể dẫn đến gây mẩn ngứa, làm yếu sức đề kháng của da, từ đó dễ gây ra các bệnh về da. Hơn nữa, nếu bạn thường xuyên tắm trong tiết trời giá lạnh như mùa Đông thì khả năng bạn bị nhiễm lạnh rất cao. Nên tắm mỗi ngày 1 lần.

Không nên tắm quá nhiều trong mùa Đông

Không dùng nhiều xà phòng

Làn da bạn trở nên khô và nhạy cảm hơn vào mùa Đông nên việc tắm nhiều xà phòng khiến da bị tổn thương, dẫn đến mẩn ngứa. Thay vào đó, bạn nên dùng ít sữa tắm, những người da khô, tốt nhất chỉ tắm bằng nước sạch.

Không tắm ngay sau khi ăn

Cơ thể cần nhiều thời gian để cân bằng nhiệt nhằm thích nghi với môi trường lạnh giá của mùa Đông. Hơn nữa, nếu vừa ăn no, cơ thể sẽ dành sự ưu tiên tuyệt đối cho hệ tiêu hóa. Do vậy, nếu tắm ngay sau khi ăn, bạn dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa hay dạ dày vì cơ thể lúc đó đang phải gồng lên để chống chọi với nước lạnh. Để đảm bảo an toàn, sau khi ăn khoảng 2 tiếng mới tắm. 

Nên tắm sau khi ăn khoảng 2 tiếng

Không tắm đêm

Nhiều người có thói quen tắm đêm vì nghĩ tắm trước khi đi ngủ thì sẽ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ thời tiết ban đêm rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Tắm vào thời điểm này dễ dẫn đến cảm lạnh. Đặc biệt là với người già, người tai biến, người mắc bệnh tăng huyết áp, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy…

Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

Việc tắm nước quá nóng có thể dẫn đến hậu quả không tốt với cơ thể, khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ ngoài không khí chênh lệch lớn dễ khiến cho bạn cảm thấy lạnh hơn rất nhiều. Nước quá nóng còn có thể gây sức ép lớn cho tim, lúc này huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim, phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, làm khô da hơn bình thường. Nếu tắm nước quá lạnh thì bạn có thể bị cảm lạnh, nguy hiểm hơn là đột quỵ. Vì vậy, bạn nên giữ nhiệt độ thích hợp cho nước vào khoảng 24 - 29 độ C.

Không tắm khi cơ thể mệt mỏi

Nhiều người tin rằng, tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Nhưng việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Lúc này, nếu bạn tắm, bạn sẽ mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, thậm chí dễ gây ra tử vong. Nên tốt hơn hết, trước khi tắm, bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức trước nhé.

Không nên tắm khi mệt mỏi

Tắm nơi kín gió

Vào mùa Đông nên tắm ở nơi được che chắn kín gió, không nên tắm ở những nơi có gió lạnh lùa vào vì khi hơi nóng kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ làm bạn bị trúng gió, phải cảm, dẫn tới đột quỵ.

Dùng kem dưỡng da sau khi tắm

Vào mùa Đông, làn da bạn dễ bị mất nước hơn. Do vậy, sau khi tắm xong, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để hạn chế da khô, nẻ, sần sùi.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp