Ở tháng thứ 5, cân nặng của bé có thể tăng gấp đôi so với lúc mới sinh
Ánh mắt trẻ sơ sinh dự đoán tính cách sau này
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ bị mất ngủ thì phải làm sao?
Cây cối giúp trẻ thông minh hơn
Trẻ tập đi - Khoảnh khắc ngọt ngào của cha mẹ
"Trẻ con lớn lên từng ngày" - điều này đúng, đặc biệt trong một năm đầu đời của bé vì bé trải qua hàng loạt cột mốc phát triển quan trọng. Sự thay đổi nhanh chóng về kích thước (chiều dài, cân nặng) và nhận thức của bé luôn khiến bố mẹ ngạc nhiên. Cùng điểm lại những dấu mốc phát triển "ấn tượng" và các yếu tố ảnh hưởng đến bé trong năm đầu tiên này.
1. Sự phát triển về thể chất
- Một nửa thời gian ngủ của bé là giấc ngủ REM (rapid-eye movement, so với 25% của người lớn). Bé ngủ không sâu như giấc ngủ bình thường và đồng tử mắt vẫn chuyển động bên dưới mí mắt, bé dễ dàng bị thức giấc.
- Ở tháng thứ 5, cân nặng của bé có thể tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Mỗi tháng, chiều dài của bé sẽ tăng trung bình 2,5 cm - 3,8 cm.
- Trong giai đoạn từ 6 tháng đến 12 tháng, các sắc tố (melanin) trong đôi mắt bé sẽ được kích hoạt và định hình màu mắt vĩnh viễn của bé.
- Trẻ sơ sinh đi tiểu khoảng 20 phút mỗi lần và số lần sẽ giảm xuống sau khi bé được 6 tháng tuổi.
- Nụ cười thực sự đầu tiên của bé sẽ đến trong khoảng thời gian từ 4 tháng đến 6 tháng sau khi chào đời.
- Bé mới chào đời không có đầu gối và các bộ phận sẽ hoàn thiện sau 6 tháng.
- Bé có thể thở và nuốt đồng thời cùng một lúc cho tới khi được 7 tháng tuổi.
- Ở tháng thứ 5, cân nặng của bé có thể tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Trẻ sơ sinh có thể khóc rất nhiều nhưng không có nước mắt cho tới giai đoạn bé 1-3 tháng tuổi.
- Bé sinh ra với khoảng 10. 000 tế bào vị giác và theo thời gian, một nửa số này sẽ biến mất.
- Trong năm đầu tiên này, nhịp tim của bé sẽ giảm từ 180 lần/phút xuống 115 lần/phút.
- Trong 3-4 tháng đầu tiên, hầu hết các bé đề bị rụng toàn bộ tóc và sau đó sẽ mọc lại tóc mới.
2. Sự phát triển não bộ và ngôn ngữ
- Bộ não của trẻ có thể cảm nhận âm nhạc trước khi hiểu được từ ngữ.
- Sau 6 tuần, bé có thể giao tiếp trực tiếp bằng mắt và cố gắng để đọc được ý của bạn bằng việc nhìn đôi môi mấp máy.
- Bộ não của trẻ có thể đạt được 60% kích thước so với bộ não người lớn khi bé một tuổi.
- Tới khoảng 9 tháng, bé có thể biết vẫy tay với bố mẹ.
- Cách để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, nhận thức là hãy nói chuyện với bé bằng "thứ ngôn ngữ đơn giản", âm thanh lớn và tông giọng cao.
- Lúc một tuổi, bé có thể hiểu được ý nghĩa của khoảng 70 từ.
- Tình yêu và những tác động của bố mẹ (người thường xuyên chăm sóc bé) là yếu tố giúp bộ não của bé phát triển (điều này đã được khoa học chứng minh).
Bình luận của bạn