Nên bổ sung probiotics từ thực phẩm hay TPCN?

Bổ sung chủng probiotic Lactobacillus casei BL23 qua sữa đem lại hiệu quả cao hơn

Vì sao trẻ không thể thiếu probiotics?

Probiotics giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa

Kem lợi khuẩn: Giải pháp chống sâu răng vừa tiện vừa… ngon

Probiotics có những dạng nào?

Probiotics có nhiều trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp, sữa... và thực phẩm chức năng (TPCN). Theo một nghiên cứu mới, một vài chủng probiotics đem lại hiệu quả cao hơn khi bổ sung qua thực phẩm, so với bổ sung qua thực phẩm chức năng. 

PGS.TS Maria Marco - nhà vi trùng học đến từ Đại học California (Mỹ) và cộng sự đã tìm hiểu vai trò của chủng probiotics Lactobacillus casei BL23 trên chuột bị viêm ruột. Kết quả cho thấy so với thực phẩm chức năng probiotics, sữa probiotics có hiệu quả giảm triệu chứng viêm ruột cao hơn. 

Các nhà khoa học lý giải rằng sữa tạo môi trường thân thiện cho các vi sinh vật này sinh sống. Không những thế, một số thành phần có trong sữa như calcium, lactoferrin và peptide có thể hỗ trợ quá trình tăng trưởng của probiotics đồng thời ức chế một số vi khuẩn, virus gây bệnh. 

Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào Lactobacillus casei BL23 - một trong số vô vàn chủng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Có thể đối với chủng probiotics khác, bổ sung qua thực phẩm chức năng sẽ có lợi hơn, điều này còn chờ các nghiên cứu tiếp theo.

Có hàng tỷ vi khuẩn phát triển trong đường ruột mỗi người, đó là "chủ nhân" của 70% hệ miễn dịch. Hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn góp phần cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tinh thần và duy trì cân nặng. 

Những đối tượng cần thận trọng khi dùng probiotics bao gồm: Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Lưu ý: Không bao giờ sử dụng probiotics cho trẻ sinh non.
Kim Chi H+ (Theo Yahoo)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng