Người nghèo khó tiếp cận được với TPCN

Ngành TPCN đang trong mùa nở rộ

TPCN cho người già: Không phải cứ nhiều là tốt

Bán TPCN 'núp bóng' khám bệnh: Công ty Việt Mỹ bị đình chỉ hoạt động

Đình chỉ lưu hành 2 TPCN vi phạm về quảng cáo

TPCN: Thật giả lẫn lộn

Sử dụng TPCN an toàn cho trẻ?

TPCN giá "trên trời"

Nhìn chung, thị trường TPCN đang rất nhộn nhịp với rất nhiều các loại TPCN giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Thế nhưng giá cả của chúng cũng khá “chát” với phần lớn người có nhu cầu sử dụng.

“Quá đắt, tiền đâu mà mua hay mua làm gì cho tốn tiền” là những câu trả lời của những người dân lao động khi hỏi tại sao không sử dụng TPCN. Cũng dễ hiểu thôi khi mà họ đang còn phải lo ăn từng ngày, trong khi TPCN có loại có giá bằng cả “nửa con trâu”, bằng “cả tháng lương”. Tất nhiên xu hướng của các hãng sản xuất TPCN là cố gắng để có giá “hợp lý” đến với tay người dân, thế nhưng với những loại TPCN như vậy thì chất lượng cũng như hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị có chăng cũng chỉ là rất nhỏ.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (Hà Tĩnh) cho biết, chị cũng có xem quảng cáo và nghe qua nhiều người nói về TPCN, tuy nhiên chị không dám sử dụng vì giá quá đắt. “Thấy người ta quảng cáo 1 vỉ mà 300.000 đồng cơ mà, tiền đâu mà dùng”, chị Lan cho biết.

Khảo sát qua một số loại TPCN giúp hỗ trợ điều trị các bệnh, có loại có giá cả chục triệu đồng cho 1 tháng điều trị. Cụ thể như sản phẩm Vitadox được quảng cáo "chữa bệnh ung thư", nhập khẩu từ Cuba, có giá tới 5 triệu đồng/1 lọ hay 30ml. TPCN Sun Ginseng/180 viên/hộp, nhập khẩu từ Hàn Quốc, được nhân viên bán hàng quảng cáo có thể chữa được ung thư vòm họng; giá của mỗi hộp dao động từ 4 - 5 triệu đồng, mỗi tháng người bệnh phải uống ít nhất 1,5 hộp thì mới có tác dụng chữa bệnh.

PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam

Lý giải cho việc TPCN có giá trên trời như vậy, PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, do thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chức năng cao (30%), nên các nhà kinh doanh muốn có lợi nhuận phải đẩy giá lên cao. Ngoài ra, sản phẩm Thực phẩm chức năng được sản xuất theo những công nghệ có khi còn hiện đại hơn một số dây chuyền sản xuất thuốc hiện nay như công nghệ nano, làm hóa lỏng nitơ để chiết xuất ra các hợp chất tự nhiên… Và để hạ giá sản phẩm thì trước tiên phải hạ mức thuế, thứ hai là đề nghị các nhà kinh doanh lấy mức lãi ít hơn và thứ ba là cải tiến công nghệ, tăng cường sản xuất trong nước.

“Vốn là nông dân cứ nghĩ đến việc đi viện, mua thuốc là đã thấy đã sợ vì tốn kém, chật vật rồi. Thông thường chúng tôi đâu có đủ điều kiện mà đến các bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh cứ phát ra, đau quá thì mới đến viện. Đến rồi, khám bệnh nọ lại ra bệnh kia. Bao nhiêu là khoản thuốc thang cứ chồng chất”. Đây là chia sẻ của một người dân lao động Hà Nội với phóng viên. Quả thật, đối với người dân nghèo chỉ nghĩ tới việc đổ bệnh phải bỏ ít tiền đi mua thuốc đã thấy sợ rồi chứ đừng nói gì bỏ cả “mấy triệu bạc” để sử dụng 1 sản phẩm không có chức năng chữa bệnh.

Cần hiểu đúng về TPCN

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục trưởng Cục ATTP: “đúng là người dân hiện vẫn có sự hiểu biết chưa đầy đủ về TPCN. Và trong điều kiện người dân còn dùng chưa đúng, hiểu chưa đúng thì phải có sự tư vấn của các chuyên gia, thậm chí của bác sỹ”.

Trên thực tế, các điều luật hiện hành vẫn còn nhiều mâu thuẫn khiến việc hướng dẫn người dân sử dụng TPCN gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trong Luật ATTP, Bộ Y tế đã công nhận TPCN có lợi cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh tật. Luật Bảo vệ Sức khỏe nhân dân cũng khẳng định người dân có quyền được thầy thuốc hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, Quy chế kê đơn thuốc lại cấm bác sĩ chỉ định TPCN từ năm 2008. Vậy khi cần được tư vấn sử dụng TPCN, người dân biết hỏi ai?

Người dân cần hiểu đúng về TPCN để tránh sử dụng không hiệu quả

Sự thiếu nhất quán giữa các điều luật này cũng chỉ rõ một thiếu sót của ngành Y hiện nay là chỉ chú trọng vào việc điều trị mà bỏ qua công tác phòng bệnh, hỗ trợ điều trị, đặc biệt là hỗ trợ lâu dài đối với các bệnh mãn tính không dùng thuốc.

Theo PGS.TS Trần Đáng, năm 2013, cả nước có tới 6.851 sản phẩm TPCN, tăng 24,24% so với 5.514 sản phẩm của năm 2012. Các sản phẩm này đều được đăng ký lưu hành nhưng số lượng trong nước sản xuất chỉ đạt 1.333 sản phẩm. Hơn nữa, lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối TPCN đang thổi phồng, nói quá công dụng của sản phẩm khiến người tiêu dùng hiểu sai hoặc “quay lưng” với TPCN, khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho bản thân và gia đình. 

"Đói thì ăn, bệnh thì thuốc", đây vẫn là quan niệm cũ của đa số người dân. Tuy nhiên, một trong những tác dụng nổi trội của TPCN là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, đẩy lùi bệnh... Đây cũng là điều đa số người tiêu dùng chưa biết và chưa hiểu. Vì vậy, hiểu chưa đúng về TPCN dẫn đến việc người tiêu dùng chưa thể tiếp cận và dùng đúng TPCN.

Bệnh tật không chừa một ai, nhưng người càng nghèo thì bệnh tật càng nhiều. Nguyên nhân người nghèo nhiều bệnh là vì ăn uống kham khổ, làm việc nặng nhọc suốt thời gian dài. Thống kê của các bệnh viện cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nghèo bao giờ cũng chiếm đa số. Mặc nhiên đối tượng đáng sử dụng TPCN nhất phải là người nghèo.

Dẫu biết rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng đối với họ, có lẽ điều kiện kinh tế chưa cho phép họ nghĩ tới việc phòng bệnh xa xôi ấy và việc chưa hiểu rõ và đầy đủ về TPCN là những nguyên nhân cơ bản khiến người nghèo chưa và có thể không tiếp cận được với TPCN.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATTP: "Về chế biến thực phẩm chức năng, thế mạnh chúng ta là nguyên liệu, y học cổ truyền nhưng về công nghệ nếu chúng ta không đầu tư, đặc biệt là ưu đãi vốn, thuế, công nghệ, đất… thì rất khó phát triển được ngành này."

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về TPCN, nhằm đưa thông tin đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng TPCN, Ngày 22/11 Hiệp hội TPCN Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Hội Nội khoa Việt Nam và các cơ quan báo đài như VTC News, Người đưa tin, Đời sống pháp luật, VOV…
Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ