Phục hồi môi trường đất, đảm bảo an ninh lương thực

Dự án "Vạn lý trường thành xanh" đã khôi phục hơn 7,7 triệu hecta đất dọc châu Phi - Ảnh: UNCCD

Y tế tuần: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường có Viện trưởng mới

Khẩu trang, chất thải PPE và mối nguy ô nhiễm môi trường

Cách dùng bình nước cá nhân tốt cho môi trường lẫn sức khỏe

Peace of Plastic: Mong muốn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến nhiều người hơn

Năm 1972, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố chọn ngày 5/6 hàng năm làm Ngày Môi trường Thế giới. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này nhằm nâng cao nhận thức của con người về sự biến đổi khí hậu, ý thức về vai trò của bản thân trong vòng tuần hoàn của sự sống, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Năm nay, Saudi Arabia là nước đăng cai tổ chức Ngày Môi trường Thế giới với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”. Đây là một trong những trụ cột quan trọng trong Chương trình Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc (2021-2030).

Theo bà Inger Andersen – Giám đốc UNEP, thế giới đang đối mặt với sự gia tăng đáng báo động của ba cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng biến đổi khí hậu, khủng hoảng suy giảm đa dạng sinh học, và khủng hoảng ô nhiễm chất thải. “Hàng tỷ hecta đất bị suy thoái, gây ảnh hưởng đến gần một nửa dân số thế giới và đe dọa tới một nửa tổng GDP toàn cầu. Trong đó, người nghèo, người ở nông thôn và nông dân là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất”, bà Anderson nhận định.

Suy thoái đất ảnh hưởng tới năng suất cây trồng lẫn nguồn nước ngầm, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người

Suy thoái đất ảnh hưởng tới năng suất cây trồng lẫn nguồn nước ngầm, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người

Báo cáo của Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Sa mạc hóa, có tới một nửa quỹ đất đồng cỏ dành cho chăn nuôi (vốn chiếm 54% diện tích đất toàn cầu) đã bị thoái hóa. Tài nguyên đất bị suy thoái có dấu hiệu giảm độ phì, xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm kiềm…, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối. Trớ trêu thay, quá trình chuyển đổi đất chăn nuôi thành đất canh tác lại gây ra tình trạng thoái hóa đất, cho sản lượng hoa màu thấp. Điều này còn đe dọa làm giảm 1/6 lượng thực phẩm cần thiết cho con người và 1/3 trữ lượng carbon của Trái đất.

Nỗ lực phục hồi môi trường đất có thể đảo ngược tình trạng suy thoái, hạn hán và sa mạc hóa quỹ đất của chúng ta. Ngoài ra, quá trình phục hồi đất còn đem lại sinh kế cho con người, tăng trữ lượng carbon trong đất và giảm tốc độ biến đổi khí hậu. Ước tính, chỉ cần phục hồi và bảo vệ 15% diện tích đất có thể tránh được tới 60% nguy cơ tuyệt chủng các loài.

Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; Điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; Xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin