Nghiên cứu mới: Bổ sung acid folic có thể giúp giảm nguy cơ tự tử

Acid folic theo toa có thể giúp giảm nguy cơ tự tử - Ảnh: Getty Images

Vì đâu nên nỗi?

Thoát khỏi ám ảnh trầm cảm sau sinh nhờ sản phẩm thảo dược

Nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm do mất ngủ, khó ngủ hậu COVID-19?

Hạn chế thực phẩm này nếu bạn đang lo lắng, căng thẳng

Nghiên cứu được thực hiện với quy mô lớn, thu thập dữ liệu của khoảng 867.000 người từ cơ sở dữ liệu dược lý học về các yêu cầu y tế của Hoa Kỳ (MarketScan) cho những bệnh nhân có bảo hiểm y tế mua đơn thuốc acid folic (một loại vitamin B giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh) từ năm 2012 đến năm 2017.

Kết quả cho thấy nhóm uống bổ sung acid folic theo toa đã giảm 44% các trường hợp tự tử, bao gồm các nỗ lực tự sát và cố ý tự làm hại bản thân. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, mỗi tháng bổ sung acid folic có liên quan đến việc giảm thêm 5% nguy cơ có ý định tự tử.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nghiên cứu này rất có ý nghĩa, vì tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại quốc gia này. Vào năm 2020, ước tính có khoảng 12,2 triệu người Mỹ trưởng thành suy nghĩ đến việc tự tử; 3,2 triệu người lên kế hoạch tự tử và 1,2 triệu người cố gắng tự tử.

TS.BS Tatiana Falcone, làm việc tại Phòng khám Cleveland (Mỹ) nói với Yahoo Life: "Kết quả thật sự thú vị. Các nhà ngiên cứu đã loại trừ các yếu tố có khả năng làm sai lệch kết quả và vẫn phát hiện ra rằng acid folic theo toa tạo ra sự khác biệt. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng so sánh 2 nhóm - một nhóm dùng acid folic theo toa và một nhóm khác dùng cyanocobalamin (vitamin B12) - và nhận thấy rằng nhóm dùng acid folic ít cố gắng tự tử hơn".

Cùng suy nghĩ, nhà tâm lý học thần kinh, TS. Sanam Hafeez (Đại học Columbia, New York, Mỹ) cũng cho rằng, kết quả nghiên cứu rất ấn tượng. Tuy nhiên, theo TS. Sanam Hafeez cần thêm các nghiên cứu cụ thể hơn nữa. Bởi acid folic được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này là ở dạng kê đơn, không phải là loại bổ sung OTC (những thuốc mà có thể mua không cần đơn của bác sỹ).

"Nếu các nghiên cứu sâu hơn khẳng định acid folic là một phương pháp ngăn ngừa tự tử, thì sẽ rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân có mức folate - dạng vitamin B9 tự nhiên có trong thực phẩm - thấp liên quan đến trầm cảm hoặc suy nghĩ tự tử”, TS.BS Tatiana Falcone nói.

Acid folic giúp ích như thế nào với bệnh trầm cảm?

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ thấp của folate và chứng trầm cảm. Đó có thể là do folate đóng một vai trò trong việc hình thành serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng. Các loại thuốc như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) giúp điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác bằng cách tăng mức serotonin trong não.

Tuy nhiên, TS.BS Tatiana Falcone cho biết: “Một số phần trăm bệnh nhân trầm cảm có bất thường trong chuyển hóa acid folate, điều này sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của họ với thuốc chống trầm cảm SSRI".

Bà cho biết thêm: “Điều trị bằng acid folinic - một dạng của acid folic - đã được báo cáo là có lợi ở những bệnh nhân bị trầm cảm kháng điều trị, những người có mức folate giảm trong dịch não tủy của họ".

Các triệu chứng trầm cảm kéo dài sẽ khiến bệnh nhân càng có ý nghĩ tự tử cao và bệnh ngày càng trầm trọng hơn, đây là lý do tại sao mà người bệnh là phải hợp tác với bác sỹ để tìm ra phương pháp thích hợp nhất.

 
Lê Tuyết (Theo Yahoo News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất