Nghiên cứu khuyến cáo đeo khẩu trang tại cơ sở y tế

Đeo khẩu trang được coi là một thói quen tốt trong cơ sở y tế

Infographic: Hướng dẫn sử dụng khẩu trang mới nhất

Kiểm soát mùi hôi miệng dưới lớp khẩu trang

Singapore: Inno Medical bị phạt vì sản xuất khẩu trang y tế không giấy phép

Mẹo chăm sóc da khi đeo khẩu trang suốt mùa dịch COVID-19

Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu (PHEIC), mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này. Sau đó, Mỹ chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 ở nước này vào ngày 11/5 tới. Nhiều quốc gia cũng có động thái điều chỉnh quy định phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình hiện tại.

Tuy nhiên, đeo khẩu trang vẫn giúp bảo vệ, giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Nghiên cứu trên tạp chí nội khoa uy tín Annals of Internal Medicine cho thấy, biện pháp này đặc biệt quan trọng trong điều kiện phòng khám, khi bác sỹ và bệnh nhân tiếp xúc gần.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 3 thử nghiệm ngẫu nhiên và 21 nghiên cứu quan sát để hiểu rõ hiệu quả của khẩu trang N95, khẩu trang y tế và khẩu trang vải trong ngăn ngừa lây truyền COVID-19.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc có thể hạn chế sự lây lan của các giọt bắn từ người mắc cúm, virus corona và các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Tuy hiệu quả không đạt 100%, khẩu trang thực chất có thể giảm tải lượng virus khi người bệnh nói chuyện hoặc ho. Việc virus lây truyền từ người bệnh sang nhân viên y tế và ngược lại, vẫn có thể xảy ra khi cả hai đeo khẩu trang, dù hiếm hơn.

Theo hai tác giả của nghiên cứu, TS Tara Palmore – Trường Đại học Y George Washington và TS David Henderson – Viện Y tế Quốc gia, một trong những lý do nên đeo khẩu trang tại cơ sở y tế, là nhiều nhân viên y tế vẫn phải đi làm khi bị bệnh. Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng, có tới 2/3 người làm việc trong cơ sở y tế vẫn đi làm khi có các triệu chứng về hô hấp. Người không có triệu chứng vẫn có thể lây lan virus. Dấu hiệu mắc bệnh rất ít thể hiện ra khi bạn đã tiêm vaccine hoặc có triệu chứng nhẹ.

TS Syra Madad – chuyên gia dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Belfer Harvard cũng đồng tình với quan điểm trên: "Chúng ta đều đã nhận ra tầm quan trọng và lợi ích của khẩu trang. Văn hóa đảm bảo an toàn này thể hiện sự tôn trọng với người bệnh". Bà tin rằng, các hệ thống y tế nên thực hiện mọi biện pháp có thể để chặn nguồn lây của COVID-19. Một trong số đó là yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao và hệ miễn dịch yếu.

Theo TS Madad, mọi người không nhất thiết phải đeo khẩu trang khi đi thang máy, ở ngoài hành lang. Nhưng đeo khẩu trang trong tiếp xúc lâm sàng vẫn là an toàn hơn. Đặc biệt, khi việc đeo khẩu trang đã thành thói quen, nhân viên y tế nên cân nhắc biện pháp này trong mùa cúm, hay các đợt bùng phát virus hợp bào hô hấp vào mùa Thu này.

 
Quỳnh Trang (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm