Những loài hoa ăn được còn tốt cho sức khỏe

Các loài hoa mang lại hương vị và màu sắc độc đáo cho nhiều món ăn

Hoa cúc tím: Thảo dược tăng cường miễn dịch tự nhiên mùa cúm

Nên chăm sóc da với toner hay nước hoa hồng?

Hoa thiên lý: Món ăn bài thuốc thanh nhiệt, an thần, ngủ ngon

Muốn giảm cân hãy uống trà hibicus

Xu hướng dùng hoa tươi ăn được (edible flowers) để trang trí món ăn, bánh ngọt ngày càng phổ biến. Nghiên cứu trên tạp chí Thực phẩm (Foods) do các nhà khoa học tại Ecuador và Tây Ban Nha thực hiện cho thấy, sử dụng các giống hoa này như thực phẩm có thể cung cấp các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như magne, phospho, kali.

Mỗi bộ phận của hoa lại có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, phấn hoa giàu protein, carbohydrate và cả chất béo. Mật hoa chứa hàm lượng đường cân bằng, cùng các acid hữu cơ, alkaloid. Trong khi đó, cánh hoa lại là nguồn vitamin và hoạt chất sinh học nhiều tiềm năng.

Trong hoa chứa nhiều nhất các hợp chất polyphenol từ thực vật như quercetin, kaempferol, isorhamnetin, myricetin, cùng các sắc tố thực vật như carotenoid. Lutein và zeaxanthin là 2 carotenoid có trong cánh hoa tagete (một chi Cúc vạn thọ), có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt.

Các hoạt chất sinh học này được biết đến với vô vàn lợi ích như chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, giảm nguy cơ béo phì, bảo vệ gan và hệ thần kinh, chống tiêu chảy, làm se da… Ước tính 97% các loại hoa an toàn khi ăn có dược tính. 

Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra tính chống oxy hóa mạnh mẽ ở các loài hoa: Thu hải đường, hoa hồng, sen cạn (garden nasturtium), hoa kim châm (daylily), cúc vạn thọ, cúc Nhật… Một số giống hoa ăn được khác như bụp giấm (hibiscus), hoa hồng, hoa nhài, hoa hẹ còn có đặc tính hỗ trợ chống lại khối u.

Loài hoa có đặc tính chống viêm nổi bật có thể kể tới bụp giấm, cúc trắng Hàng Châu, cúc dại, kim ngân… Khả năng chống béo phì được ghi nhận ở bụp giấm, hoa mộc lan và hoa súng.

Một số loài hoa có thể chứa độc tố, hoặc các hoạt chất ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Bạn chỉ nên dùng hoa đã được nghiên cứu, thu hái, chế biến (sấy khô, đóng hộp trong nước đường, chưng cất…) đúng cách. 

 
Quỳnh Trang (Theo News Medical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất