Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng cốm đạt chuẩn GMP

TPCN dạng cốm là dạng đặc biệt thích hợp cho trẻ em

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là nhu cầu tự thân của ngành TPCN Việt Nam

Hiểu đúng - dùng đúng TPCN trong hỗ trợ điều trị ung thư

“Đưa A.I vào ngành TPCN giúp cá nhân hóa đối tượng khách hàng”

IMC: 20 năm với sứ mệnh tiên phong

TPCN dạng cốm - lựa chọn hàng đầu cho trẻ

Những năm gần đây tỉ lệ người dân Việt Nam sử dụng các sản phẩm TPCN đang ngày càng gia tăng. Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, cho biết kết quả khảo sát cho thấy có tới 92% dân số biết đến TPCN và 80% người dân đang sử dụng TPCN và các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Hiện nay, trên thị trường dược phẩm, TPCN và thực phẩm bổ sung sức khoẻ có hình thức rất đa dạng. Chẳng hạn như dạng viên nén, dạng viên nang cứng mềm, dạng nước, dạng mỡ… Đối với người tiêu dùng sản phẩm là trẻ nhỏ thì thực phẩm dạng cốm được ưu ái hơn vì sự tiện dụng.

Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn rất non nớt nên sức đề kháng kém. Dễ thấy nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi và tác động của môi trường bên ngoài, trẻ rất dễ bị ho, cảm cúm, sốt… Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa… Không những thế, sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh thường gặp ở trẻ em như uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ… Do đó, việc bổ sung TPCN, đặc biệt dạng cốm, để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh cho trẻ là nhu cầu tất yếu.

Ưu điểm nổi trội của TPCN dạng cốm

Cốm là dạng bào chế rắn, thường được bào chế từ bột hoạt chất và tá dược dính để tạo thành hạt nhỏ xốp đường kính 1-2cm. Trong cốm có chứa một hoặc nhiều thành phần, ngoài ra còn có những tá dược thích hợp như tá dược độn, tá dược dính và các tá dược phụ dùng để điều hương, điều vị và tạo màu.

Ưu điểm chính của dạng này là kỹ thuật đơn gản, không đòi hỏi phức tạp. Dạng rắn nên dễ đóng gói và vận chuyển. Ít tương tác, tương kỵ hơn so với các dạng lỏng nên có thể phối hợp nhiều loại hoạt chất khác nhau trong cùng công thức. Quá trình báo chế không chịu tác động của nhiệt, ẩm, lực nén; Tương đối bền trong bảo quản; Tuổi thọ kéo dài; Thích hợp với các hoạt chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ bị biến chất trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, do diện tích tiếp xúc lớn, không chịu tác ảnh hưởng của lực nén và tá dược dính nên dễ hòa tan và giải phóng hoạt chất nên tính khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác.

Quy trình sản xuất TPCN dạng cốm đạt chuẩn GMP tại IMC

Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất TPCN được bào chế từ thảo dược, nguyên liệu quý từ thiên nhiên kết hợp với tinh hoa của khoa học và công nghệ hiện đại.

Nhà máy sản xuất TPCN của IMC được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín, tuân theo hướng dẫn nguyên tắc GMP trong sản xuất. Điều này giúp IMC đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm TPCN chất lượng cao để chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.

Máy phun sấy tạo hạt tầng sôi - Ảnh: Hiệp Nguyễn/sức khỏe+

Máy phun sấy tạo hạt tầng sôi - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Quy trình sản xuất TPCN dạng cốm đạt chuẩn GMP được thực hiện tại IMC:

 

GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; Điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; Bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến.

Bước 1: Nhận nguyên vật liệu vào kho

Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên vật liệu

Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu đã được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất

Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào phun sấy tạo cốm, bao trộn ngoài phù hợp với dạng bào chế

Bước 5: Đóng gói cốm

Bước 6: Đóng hộp thành phẩm

Bước 7: Lấy mẫu thành phẩm đã đóng gói/đóng hộp để kiểm nghiệm

Bước 8: Tiến hành nhập kho, lưu trữ hồ sơ và lưu mẫu sản phẩm. Sau đó, phân phối tới người tiêu dùng.

Từng công đoạn đều cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và thực hiện từng bước đã được hướng dẫn từ trước. Tránh làm mất hoặc biến đổi công dụng của sản phẩm đầu ra, tránh sai sót về số liệu, định lượng trong mỗi sản phẩm.

IMC với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công sản xuất thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung sức khoẻ theo tiêu chuẩn GMP trong từng công đoạn sản xuất. IMC đặt cho mình một sứ mệnh: Mang đến cho cộng đồng những sản phẩm góp phần chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với tinh hoa của khoa học và công nghệ hiện đại. Vì vậy, mỗi sản phẩm của IMC đều được rà soát kỹ càng, đảm bảo sự đồng nhất và chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất