- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Có rất nhiều biện pháp giúp bạn phòng ngừa cơn rung nhĩ hiệu quả
Bệnh rung nhĩ và cholesterol cao có mối liên hệ như thế nào?
Người bị rối loạn nhịp tim có phải dùng Warfarin suốt đời?
Thuốc chống đông máu giúp bảo vệ trí não cho người bệnh rung nhĩ
9 nguyên nhân có thể khiến tim bạn đập nhanh, trống ngực
Hiểu nguyên nhân gây ra cơn rung nhĩ
Cơn rung nhĩ thường xảy ra do cấu trúc tim bị thay đổi hoặc tổn thương. Những người từng bị đau tim, người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim hay các dị tật tim khác… sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ.
Tốt hơn hết, những đối tượng trên không nên lạm dụng các loại đồ uống có chứa caffeine (cà phê, trà, nước tăng lực), không nên hút thuốc lá hay uống rượu bia vì chúng có chứa các chất kích thích có thể kích hoạt cơn rung nhĩ.
Uống rượu bia, hút thuốc lá... có thể kích hoạt cơn rung nhĩ
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim mà người bệnh rung nhĩ nên cảnh giác.
Những cách phòng ngừa cơn rung nhĩ hiệu quả
Việc phòng ngừa cơn rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân. Nhưng nhìn chung, bạn có thể thay đổi lối sống lành mạnh để ổn định nhịp tim, ngăn ngừa các cơn rung nhĩ.
Có biện pháp tránh, giảm căng thẳng, stress: Người bệnh nên thực hiện các bài tập giải tỏa căng thẳng như yoga, thở sâu, thiền định… để kiếm soát nhịp tim khi bị rung nhĩ.
Tập thể dục vừa sức, đều đặn: Tập thể dục cường độ nhẹ hoặc trung bình có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh rung nhĩ. Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ nhanh… để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, thường xuyên vận động thể chất cũng giúp hỗ trợ giảm cân, giúp bạn ngủ và nghỉ ngơi tốt.
Sử dụng thảo dược: Trong vài thập niên trở lại đây, thảo dược Khổ sâm (còn gọi là Sâm đắng) được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim. Các nhà khoa học tại Đại học Y Dược Bắc Kinh (Trung Quốc) đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng, nhằm đánh giá tác dụng của Khổ sâm trên 167 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh. Mỗi người bệnh được sử dụng 3 - 10 viên cao Khổ sâm mỗi ngày (1 viên được chiết từ 2gr dược liệu). Kết quả cho thấy, Khổ sâm có tác động tích cực trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất kịch phát, nhịp xoang nhanh…
Ngoài ra, tránh uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá; Có chế độ ăn uống lành mạnh, giúp duy trì cân nặng ổn định và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ cũng sẽ giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa cơn rung nhĩ nguy hiểm.
Vi Bùi H+
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm hồi hộp, trống ngực, và phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn