- Chuyên đề:
- Suy thận
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Chế độ ăn khoa học giúp hạn chế những biến chứng của suy thận
Mắc suy thận mạn tính nên tập thể dục thế nào?
Nhận biết 6 triệu chứng suy thận mạn thường gặp
Triệu chứng suy thận mạn cần nhận biết sớm
Điều chỉnh lối sống trong quá trình điều trị suy thận
Giảm natri trong chế độ ăn hàng ngày
Quá nhiều natri có thể gây hại cho những người bị suy thận do thận không loại bỏ được lượng natri và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến triệu chứng phù, tăng huyết áp, suy tim và khó thở.
Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ natri bằng cách: Sử dụng thực phẩm toàn phần vì đồ đóng hộp; Chọn trái cây và rau củ tươi; Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn và gia vị chứa nhiều muối.
Cẩn trọng với thực phẩm giàu kali
Ngoài natri, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều kali như mơ, bơ, trái cây sấy khô, cam, cà rốt, khoai tây, chuối, cà chua, rau bina, kiwi, quả hạch, chocolate... là rất cần thiết. Bởi khi chức năng thận suy giảm, thận không loại bỏ lượng kali dư thừa, dễ gây tăng kali máu nguy hiểm.
Kiểm soát hàm lượng protein (đạm)
Protein rất cần cho việc duy trì mô và các vai trò khác của cơ thể. Nhưng khi thận bị tổn thương, nếu ăn quá nhiều protein, cơ quan này sẽ không đảm bảo được chức năng loại bỏ chất thải và tích tụ trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, người suy thận cần phải ăn đủ lượng protein khuyến nghị cho từng giai đoạn của bệnh. Nhìn chung, nhu cầu protein cho người bị suy thận chưa lọc máu nhân tạo là 0,6 – 0,8gr/kg cân nặng/ngày tương đương lượng protein dưới 44gr/ngày.
Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu phospho
Thận tổn thương không lọc được phospho dư thừa khiến lượng calci trong xương giảm, dẫn đến yếu xương, lắng đọng calci ở mạch máu, phổi và tim.
Do đó, người bệnh nên hạn chế hấp thụ phospho từ các thực phẩm như: Chocolate, sữa chua, pho mát, nội tạng động vật, quả hạch, bia và đồ uống có ga.
Hạn chế chất lỏng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng
Khi bệnh suy thận tiến triển nặng (giai đoạn 3, 4 và 5), đặc biệt người có triệu chứng bí tiểu và phù cần hạn chế lượng chất lỏng tiêu thụ mỗi ngày. Điều này do thận bị tổn thương không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, dẫn đến tích tụ chất lỏng trong cơ thể gây huyết áp cao, sưng phù, khó thở hoặc suy tim.
Giải pháp thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn kiêng cho người bị suy thận, để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên dùng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là dành dành.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa, giảm tổn thương thận.
Sản phẩm còn là sự kết hợp độc đáo với các thảo dược tốt cho thận khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, râu mèo... giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành hài lòng về khả năng cải thiện bệnh suy thận lên đến 92,9%.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh suy thận đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận mỗi ngày.
Mai Lan
Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Bình luận của bạn