Điều chỉnh lối sống trong quá trình điều trị suy thận

Bảo vệ sức khỏe thận giúp ngăn các tổn thương nặng thêm với người bệnh suy thận

8 năm suy thận không “tăng cấp” nhờ sản phẩm thảo dược

Thực phẩm người bệnh suy thận nên dùng

Tìm hiểu về thuốc điều trị suy thận và lưu ý khi sử dụng

Nhận biết dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và cách cải thiện

Suy thận mạn giai đoạn đầu có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc nhằm bảo vệ chức năng thận và giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối (mức lọc cầu thận giảm chỉ còn 15-29ml/phút), người bệnh cần lọc máu (chạy thận nhân tạo/lọc màng bụng) hoặc ghép thận.  

Ở Việt Nam, biện pháp chạy thận nhân tạo chu kỳ thường được tiến hành 1 - 3 lần/tuần tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh tại các cơ sở y tế. Lọc màng bụng (hay thẩm phân phúc mạc) có thể thực hiện tại nhà. Ghép thận giúp đảm bảo chức năng vốn có nhưng khó khăn khi phải tìm được thận phù hợp.

Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần duy trì tinh thần lạc quan, kết hợp điều chỉnh lối sống để nâng cao thể trạng. Dưới đây là một số lưu ý về sinh hoạt khi điều trị suy thận.

Kiểm soát đường huyết ở người bị suy thận

Kiểm soát đường huyết ở mức bình thường giúp hạn chế nguy cơ tổn thương thận

Kiểm soát đường huyết ở mức bình thường giúp hạn chế nguy cơ tổn thương thận

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Ở người bị đái tháo đường, nếu không điều trị tốt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thận. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương các tế bào thận, lâu dần dẫn đến suy thận.

Do đó, người bị suy thận có bệnh nền đái tháo đường cần tuân thủ dùng thuốc để giữ đường huyết ở mức an toàn.

Giảm huyết áp giúp ngăn ngừa suy thận tiến triển

Tăng huyết áp cũng góp phần thúc đẩy tiến triển suy thận. Điều này là do áp lực máu cao làm tổn thương các mạch tại thận và cản trở khả năng lọc chất thải.

Người bị tăng huyết áp kèm suy thận cần tuân thủ hướng dẫn điều trị nghiêm ngặt từ dinh dưỡng, tập luyện đến dùng thuốc để giảm huyết áp về mức tối ưu. Người bệnh nên giảm cân, kiêng rượu bia và bỏ thuốc lá; duy trì tập luyện ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập cường độ thấp như đi bộ, yoga…

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng với người bệnh suy thận. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn này trong suốt quá trình điều trị suy thận. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho người bị suy thận:

- Giảm lượng muối ăn hàng ngày giúp kiểm soát huyết áp và triệu chứng phù ở chân, bụng.

Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, muối và phospho có hại với chức năng thận

Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, muối và phospho có hại với chức năng thận

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều phospho trong chế độ ăn hàng ngày. Phospho vốn cần thiết cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, phospho dư thừa có thể tích tụ trong cơ thể, làm giảm lượng calci ở xương, khiến mật độ xương giảm và dễ gãy. Thực phẩm giàu phospho cần hạn chế là chế phẩm từ sữa, chocolate, nước ngọt, thịt chế biến sẵn… để lượng phospho không vượt quá 800-1000mg/ngày.

- Hạn chế thực phẩm chứa kali như chuối, bơ, bông cải xanh… giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim.

- Tiêu thụ lượng đạm phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bệnh nên ăn rau củ quả như bầu, bí, mướp, dưa chuột, củ cải trắng, mồng tơi...

- Đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh, ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng.

Hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận nhờ sản phẩm thảo dược - Xu hướng mới được nhiều người lựa chọn

 

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh về thận nói chung cũng như suy thận nói riêng được giới chuyên gia đánh giá cao và nhận sự phản hồi tích cực từ người dùng. Đi đầu cho xu hướng đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.

Nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng thiếu máu tại thận, chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận.

Khi kết hợp dành dành với các thảo dược bổ thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo, mã đề, bạch phục linh… sản phẩm giúp cải thiện đáng kể triệu chứng tiểu bọt, tiểu nhiều lần, bí tiểu, sạm da, buồn nôn...; hỗ trợ giảm tổn thương thận, làm chậm tiến trình suy thận.

Đặc biệt, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, tỷ lệ người dùng hài lòng và rất hài lòng khi dùng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành rất cao, lên tới 92,9%.

Tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là dành dành sẽ giúp kiểm soát bệnh suy thận hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Quỳnh Trang

 
ichthanvuong

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu