Người cao tuổi bị khô miệng do đâu?

Khô miệng là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi

Bị nóng rát miệng, khô miệng có phải do mãn kinh?

"Thủ phạm" nào khiến bạn luôn bị khô miệng?

Làm sao để ngăn khô miệng?

Làm gì để miệng hết khô?

Tiến sỹ Ellie Cannon - Chuyên gia y tế của tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Khô miệng thường không phải là vấn đề lớn nhưng khô miệng có thể khiến bạn suy nhược, đặc biệt là khi nó khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Nếu khô miệng gây khó chịu đáng kể cho bệnh nhân, các bác sỹ sẽ gọi nó là xerostomia (chứng khô miệng).

Nguyên nhân thường gặp gây khô miệng là do sử dụng thuốc. Bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng cũng có thể là thủ phạm gây khô miệng. Tuy nhiên, các loại thuốc phổ biến nhất gây khô miệng là thuốc lợi tiểu thường dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp và thuốc kháng histamine. Thuốc Parkinson và các loại khác gọi là thuốc kháng cholinergic cũng gây khô miệng. 

Ngoài tác dụng phụ của thuốc thì bạn cũng có thể bị khô miệng do mất nước hoặc lo lắng. Các vấn đề sức khỏe như bệnh đái tháo đường, hội chứng Sjogren (là một rối loạn của hệ thống miễn dịch được xác định bởi hai triệu chứng phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng), một số vấn đề về gan và tuyến tụy cũng có thể gây khô miệng. 

Xạ trị ung thư ở vùng đầu hoặc cổ có thể gây khô miệng vì các tia phóng xạ có thể ảnh hưởng đến tuyến nước bọt.

Nếu tình trạng khô miệng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám. Bác sỹ sẽ loại bỏ những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây khô miệng. Việc điều trị khô miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bạn bị khô miệng do dùng thuốc thì bác sỹ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc đổi sang một loại thuốc mà không gây khô miệng. 

Nếu bị khô miệng do bệnh lý, thì sau khi bệnh cải thiện, triệu chứng khô miệng cũng giảm dần. Nếu bạn bị khô miệng do hội chứng Sjogren thì bác sỹ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc để tăng sản xuất nước bọt. 

Nước súc miệng thông thường không giúp giảm khô miệng, nhưng bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc sử dụng nước bọt nhân tạo. Nước bọt nhân tạo có nhiều dạng khác nhau bao gồm nước súc miệng, xịt, miếng gạc, gel, viên tan trong miệng. Khi sử dụng, nước bọt nhân tạo có thể giúp làm giảm triệu chứng khô miệng trong thời gian ngắn nhưng nó không có tác dụng hóa học như thuốc nên không có tác dụng kích thích tuyến nước bọt tạo ra nước bọt.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Daily mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già