Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer với thói quen hàng ngày
Ngành y tế chủ động ứng phó bão số 3, bảo đảm khám chữa bệnh không gián đoạn
Cảnh báo Hà Nội và 5 tỉnh thành mưa rất to do bão số 3
Podcast: Gout không chỉ là bệnh của người trung niên
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, Thủ tướng yêu cầu xử lý triệt để ổ dịch
Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh, gây tổn thương tế bào não, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung. Tiến sĩ Shaliza Shorey, chuyên gia tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm y tế Cựu chiến binh Palo Alto (Mỹ) cho biết, dù chưa có phương pháp nào phòng ngừa hoàn toàn Alzheimer. Tuy nhiên, những thay đổi trong lối sống có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Dưới đây là 3 yếu tố cốt lõi.
Ngủ đủ giấc

Cải thiện sức khỏe não bộ khi ngủ đủ giấc
Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể nghỉ ngơi. Đây còn là khoảng thời gian não bộ xử lý thông tin, sắp xếp ký ức trong ngày. Trong lúc ngủ, tế bào não tiếp tục hoạt động để củng cố trí nhớ và hỗ trợ quá trình nhận thức.
Một nghiên cứu của Đại học Rochester (Mỹ) cho thấy, não bộ thực hiện quá trình "làm sạch" hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ. Hệ thống glymphatic hoạt động mạnh vào ban đêm, giúp dịch não tủy lưu thông và loại bỏ chất thải, trong đó có amyloid beta - loại protein hình thành các mảng bám trong não, được xem là nguyên nhân chính gây Alzheimer. Khi ngủ, các tế bào não thu nhỏ lại khoảng 60%, tạo điều kiện cho dịch não tủy lưu chuyển dễ dàng hơn và loại bỏ độc tố hiệu quả hơn.
Để đảm bảo não bộ được nghỉ ngơi và phục hồi tốt, mỗi người nên ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm, tránh dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ và duy trì giờ đi ngủ cố định hàng ngày.
Vận động mỗi ngày

Duy trì thói quen vận động mỗi ngày
Tập thể dục không chỉ có lợi cho hệ tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Khi cơ thể vận động, lưu thông máu được cải thiện, giúp đưa oxy và dưỡng chất đến não hiệu quả hơn - yếu tố then chốt duy trì trí nhớ, sự tập trung và khả năng tư duy.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Huyết áp ổn định góp phần cải thiện tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, hạn chế các dấu hiệu sinh học liên quan đến bệnh Alzheimer. Ngược lại, huyết áp cao gây tổn thương các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm về trí nhớ, tư duy - tác nhân chính gây ra bệnh Alzheimer.
Bạn có thể chọn các hình thức vận động đơn giản như đi bộ nhanh, đạp xe, tập yoga hoặc khiêu vũ để duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày.
Luôn học hỏi điều mới

Không ngại học hỏi những điều mới
Theo các nhà khoa học, não bộ có khả năng thay đổi và thích nghi suốt đời, hiện tượng này được gọi là “khả biến thần kinh” (neuroplasticity). Mỗi khi học một điều mới, não bộ hình thành thêm các kết nối thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ và tư duy.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người duy trì thói quen như đọc sách, chơi nhạc cụ, học ngoại ngữ mới, luyện tư duy hoặc phát triển kỹ năng mới, có nguy cơ mắc Alzheimer thấp hơn so với những người ít vận động trí não.
Việc học không nhất thiết phải đặt nặng thành tích hay tạo áp lực. Quan trọng hơn là duy trì được tinh thần tò mò, thích khám phá và luôn cởi mở với điều mới. Thậm chí, ngay trong những công việc hằng ngày, nếu biết tận dụng hợp lý, mỗi người đều có thể rèn luyện trí não một cách tự nhiên. Ví dụ, vừa nấu ăn vừa nghe podcast, học từ mới khi đi bộ hay thử làm điều gì đó chưa từng trải nghiệm đều mang lại lợi ích tích cực cho não bộ.
Bình luận của bạn